Về phương diện lập pháp

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 88)

b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

3.1.1.Về phương diện lập pháp

QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là trường hợp QĐHP giảm nhẹ đặc biệt so với tội phạm hoàn thành. Trong quá trình áp dụng các qui định pháp luật hình sự hiện nay trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thấy rằng: Đã có sự phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt đối với tội phạm. Tuy nhiên, việc vận dụng Điều 17, Điều 18 và Điều 52, BLHS Việt Nam năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm ngày 19/06/2009), qua nghiên cứu ở trên, theo quan điểm của chúng tôi, cũng như nhiều các nhà khoa học hình sự khác cho rằng: những quy phạm trên còn có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn xét xử và QĐHP của các Tòa án.

Do đó, sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo chúng tôi là rất cần thiết. QĐHP trong trường hợp nào cũng ảnh hưởng lớn tới quyền và nghĩa vụ của người phạm tội, với quyết định không đúng với tính chất và mức độ hành vi sẽ bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, hoặc bỏ lọt tội phạm. Điều này, đi ngược lại với tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW là "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý…hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả cao" [13].

Về phương diện lập pháp, các quy định về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt mặc dù, đã qua hai lần pháp điển hóa tính từ năm 1985; và năm 1999. Song các quy định này, vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn xét xử đặt ra hiện nay. Cùng với tình hình thực tế trong xã hội, tội phạm đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, với các công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm nguy hiểm, hiện đại... Điểm thiếu hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra hiện nay thể hiện ở những điểm sau:

Một là, mặc dù, được quy định và ghi nhận thành các điều độc lập về hành vi chuẩn bị phạm tội ở (Điều 17), phạm tội chưa đạt ở (Điều 18) và QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ở (Điều 52) BLHS Việt Nam năm 1999. Tuy nhiên, trong việc áp dụng thực tế xét xử gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc QĐHP trong các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ở mỗi Tòa án là khác nhau mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

Hai là, bên cạnh các quy định được ghi nhận chính thức trong BLHS Việt Nam năm 1985 và BLHS Việt Nam năm 1999 liên quan tới nội dung này, thì Nghị quyết số 01/2000 - NQ/HĐTP ngày 04/08/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung BLHS năm 1999. Đây cũng được coi là văn bản có tính chất pháp lý cho việc áp dụng vào việc xét xử các vụ án hình sự liên quan tới việc chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Bên cạnh các quy định có tính lập pháp như trên, còn có nhiều các nhà khoa học hình sự nghiên cứu, bàn luận về vấn đề này, đó là những diễn đàn có tính chất khoa học pháp lý. Những nghiên cứu, luận bàn có tính chất khoa học này, hình thành từ trải nghiệm trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự thời gian qua. Theo chúng tôi đó là những quan điểm khoa học hình sự đúng đắn, cần được áp dụng trong việc hoàn thiện các quy định về QĐHP trong trường hợp phạm tội sơ bộ như cách gọi của GS. TSKH. Lê Văn Cảm.

Việc viện dẫn, áp dụng khi QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt như hiện nay vẫn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gây nên khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn. Trong khi đó, đối với mỗi một vụ án, thẩm phán phải xem xét từ các quy định ở (Phần chung) như: Điều 17 hoặc Điều 18, Điều 52 BLHS, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (Điều 46, Điều 48 BLHS), ngoài ra còn xem xét vận dụng ở (Phần các tội phạm)… Những vận dụng, đối chiếu nhiều văn bản pháp lý như trên, tạo nên những khó khăn nhất định cho hoạt động xét xử của Tòa án. Vì có những trường hợp các quy định không thống nhất với nhau, hoặc khó phân biệt với hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt hoặc phạm tội hoàn thành, do đó, mỗi Tòa án sẽ có những QĐHP, mức hình phạt cho các hành vi phạm tội giống nhau, lại có kết quả QĐHP khác nhau.

Ví dụ: Hành vi mua súng để chuẩn bị cướp ngân hàng, thì hành vi mua súng đã cấu thành nên tội khác ở giai đoạn hoàn thành (Điều 233).

Đúng như GS. TSKH. Lê Văn Cảm viết:

Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm (các Điều 17 - Điều 18) vẫn chưa đạt lắm vì: ) còn thiếu định nghĩa pháp lý của hai khái niệm rất quan trọng - "tội phạm hoàn thành" và "tội phạm chưa hoàn thành" là như thế nào?; ) không đưa ra nguyên tắc chung để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong hai trường hợp này [5, tr. 334-335].

Hay như TS. Trịnh Tiến Việt nhận định:

Trong diễn biến (quá trình) thực hiện tội phạm trên thực tiễn, việc xác định chính xác từng thời điểm, từng giai đoạn phạm tội để phân hóa tội phạm và cá thể thể hóa hình sự đối với người phạm tội không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác, đặc biệt là phân định ranh giới giữa các hình thức phạm tội khác nhau trong quá trình thực hiện tội phạm [50, tr. 126].

Ba là, Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999, khái niệm về "phạm tội chưa đạt" chưa đầy đủ và chính xác, nội dung và bản chất chưa được làm rõ, gây nên sự hiểu sai bản chất pháp lý của trường hợp phạm tội chưa đạt. Qui định này, chưa thấy được dấu hiệu bắt đầu thực hiện tội phạm vì đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt với trường hợp chuẩn bị phạm tội; quy định tại Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999: "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm, nhưng không thực hiện được đến cùng…" [30]. Quy định này, dễ gây nên hiểu nhầm trong thực tiễn áp dụng đó là không thực hiện được đến cùng so với kế hoạch, mục đích đã định trước của người phạm tội hay mục đích hoàn thành về mặt pháp lý của tội phạm hoàn thành. Chính vì vậy, cần có sự ghi nhận cụ thể về định nghĩa pháp lý đối với phạm tội chưa đạt để làm rõ nghĩa thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm, để QĐHP cho trường hợp phạm tội chưa đạt có căn cứ chính xác và cụ thể.

Bốn là, khoản 3, Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999 về phương diện lập pháp việc quy định này cho thấy là chưa chặt chẽ, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng không được thống nhất. Việc quy định chung chung 3/4 mức phạt tù của điều luật, điều này gây ra khó khăn cho việc xác định dấu hiệu khung thỏa mãn. Bởi vì, đối với điều luật cụ thể thì không thể quy định chung chung, trừu tượng, mà phải có khung cơ bản, khung tăng nặng và khung giảm nhẹ. Qua hai lần pháp điển hóa và đã được sửa đổi, bổ sung (mới nhất là năm 2009) cũng chưa được làm rõ.

Trong khoa học luật hình sự hiện nay, có nhiều xu hướng khác nhau trong việc vận dụng khung hình phạt khi QĐHP đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Xu hướng thứ nhất, nếu hành vi phạm tội thỏa mãn khung hình phạt nào thì vận dụng khung hình phạt đó để QĐHP với người phạm tội.

Xu hướng thứ hai, giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu hành vi chưa thỏa mãn tình tiết tăng nặng định khung mà vận dụng khung tăng nặng điều đó có

nghĩa là đồng nhất tính nguy hiểm cho xã hội của trường hợp chuẩn bị phạm tội với những trường hợp tăng nặng của tội phạm đã hoàn thành. Như vậy, QĐHP sẽ không chính xác. Khung hình phạt áp dụng cho trường hợp phạm tội chưa đạt là khung mà hình vi đã thỏa mãn.

Mặt khác, việc quy định áp dụng QĐHP đối với phạm tội chưa đạt khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, việc hiểu thế nào là "trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" cho đến nay chưa có sự quy định cụ thể, rõ ràng, cần có sự hướng dẫn giải thích trong các văn bản dưới luật để có sự thống nhất áp dụng trong việc quyết hình phạt đối với trường hợp nêu trên, tránh việc quyết định tùy tiện thiếu cơ sở pháp lý, thiếu sự đồng nhất trong các Tòa án.

Năm là, Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 chưa có sự phân biệt tội phạm chưa đạt chưa hoàn thànhchưa đạt đã hoàn thành, điều này cũng gây ra khó khăn trong quá trình QĐHP. Bởi vì, rõ ràng so với tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành và tội phạm chưa đạt đã hoàn thành thì chưa đạt đã hoàn thành gần với tội phạm hoàn thành hơn, nên tính chất nguy hiểm cho xã hội lớn hơn nhiều, khi QĐHP cũng phải có sự cá thể hóa hình phạt cụ thể. Để đảm bảo tính công bằng trong QĐHP của trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Vì vậy, áp dụng các quy định pháp luật hình sự có căn cứ đúng pháp luật như mong muốn Nghị quyết 49/NQ ngày 02/06/2005 đề ra, chúng tôi cho rằng, nhất thiết cần có định nghĩa pháp lý cụ thể đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Tóm lại, về mặt lập pháp các quy định về vệc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt cần thiết phải hoàn thiện hơn để có sự thống nhất, không có sự mâu thuẫn chồng chéo trong các văn bản khác nhau.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính hệ thống và áp dụng thống nhất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành các văn bản tương ứng để cụ thể

hóa các quy định của BLHS năm 1999 về QĐHP trong truờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Qua đó, bảo đảm áp dụng thống nhất các quy định pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội và không đảm bảo nguyên tắc công bằng.

Cần quy định cụ thể rõ ràng hơn các trường hợp về QĐHP đối với việc chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong BLHS hiện hành. Để đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong các Tòa án, tránh việc, cùng một tình tiết vụ án giống nhau song QĐHP ở mỗi Tòa án lại khác nhau. Giải quyết cho câu hỏi này, đòi hỏi những nhà lập pháp cần phải xây dựng có hệ thống các quy định về việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 88)