luật, nâng cao đạo đức, ý thức trách nhiệm của mọi cán bộ và quần chúng nhân dân trong bảo vệ pháp chế
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung cho cán bộ và mọi công dân nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của họ là một trong những yêu cầu quan trọng của việc nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường dưới nhiều hình thức và biện pháp phù hợp với từng đối tượng theo hướng tập trung về cơ sở, đến tận người dân, đã và đang góp phần quan trọng nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của từng cán bộ, từng người dân, qua đó đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân đã có ý thức nắm vững pháp luật, năng lực vận dụng, thi hành pháp luật được nâng cao một bước rõ rệt. Ngày 9/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Bộ Tư pháp đã có những biện pháp chỉ đạo tích cực các địa phương, ban ngành nên công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được chú trọng và đi vào chiều sâu trên diện rộng đến tận cơ sở, phù hợp với từng đối tượng. Hội đồng Phối
hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ đã chỉ đạo triển khai bốn đề án trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật 5 năm (2003- 2007) như: phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tín đồ tôn giáo, cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Bộ Tư pháp cũng đã giúp Hội đồng tổ chức thành công các hội nghị triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật 5 năm (2003-2007), tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 02, Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cơ quan tư pháp như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đã có nhiều hình thức sáng tạo để tuyên truyền giáo dục pháp luật như thông qua xét xử lưu động.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự thông qua các hình thức sau đây: - Trang bị kiến thức, sự hiểu biết về pháp luật hình sự cho mọi cán bộ, nhân dân;
- Bồi dưỡng tâm lý, thái độ nhận thức pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội tội phạm;
- Hướng dẫn hình thành thói quen xử sự tích cực lối sống và làm việc tuân theo pháp luật, không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
KẾT LUẬN
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Luật hình sự Việt Nam là một trong những nguyên tắc xử lý cơ bản của Bộ luật hình sự, có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, chính xác, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người vi phạm pháp luật hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Khi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của nguyên tắc như: Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của nguyên tắc. Những nội dung cơ bản của nguyên tắc.
2. Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới quy định về nội dung của nguyên tắc. Đồng thời nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc từ năm 1945 đến nay để đánh giá quá trình áp dụng và hoàn thiện nguyên tắc.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Qua đó thấy được những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong quá trình hoàn thiện pháp luật.
4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và đánh giá về thực trạng áp dụng nguyên tắc, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả nguyên tắc, luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Luật hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hình sự và trong công cuộc cải cách tư pháp:
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nguyên tắc này đã bắt buộc Tòa án phải đảm bảo cho các công dân không phân biệt địa vị xã hội, thành phần đều có được quyền bình đẳng trước pháp luật hình sự tại tòa án. Đây cũng là định hướng, là yêu cầu của pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ án, bởi vì để giải quyết một vụ án hình sự khách quan, chính xác phải luôn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những. Luật hình sự luôn có hai hoạt động song song là hoạt động xử lý đúng người đúng tội và xem xét các đặc điểm về độ tuổi, lỗi,mức độ vi phạm để có một hình phạt tưng xứng với từng đối tựng phạm tội. Do đó, để đảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, chính xác thì nguyên tắc này yêu cầu Tòa án phải bảo đảm quyền bình đẳng.
Công cuộc cải cách tư pháp xác định Tòa án có vị trí trung tâm, hoạt động xét xử giữ vai trò trọng tâm vì vấn đề áp dụng luật hình sự được thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc nhất trong hoạt động xét xử của toà án.
Mặc dù mãi đến năm 1985, khi Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam ra đời thì nguyên tắc này đã được ghi nhận nhưng cho đến nay vẫn chưa chính thức trở thành một điều luật độc lập. So sánh quy định của pháp luật hình sự nước ta với một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, Trung Quốc thì thấy: Mặc dù có quốc gia về hình thức có quy định một chương riêng về các nguyên tắc cơ bản, cũng có quốc gia không nghi nhận các nguyên tắc cơ bản thành chương riêng, nhưng nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước luật hình sự thì đều đã được các quốc gia ghi nhận, như vậy chứng tỏ đây là nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và nguyên tắc này được thừa nhận chung trong các quốc gia có nền khoa học pháp lý tiến bộ.
Trong thời gian vừa qua, nguyên tắc này đã phát huy những hiệu quả nhất định trong quá trình giải quyết vụ án và là phương châm, định hướng cho quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật, tuy nhiên còn nhiều yếu tố làm hạn
chế hiệu quả áp dụng nguyên tắc. Quy định của pháp luật hiện nay còn nhiều những thiếu sót, bất cập. Những người tiến hành tố tụng còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và tha hóa đạo đức nghề nghiệp.
Trong thời gian tới, để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự:
Một là, thông qua việc tổng kết thực tiễn xét xử hàng năm, Tòa án
nhân dân tối cao nên xây dựng hệ thống án lệ.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, ghi nhận
nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc riêng
Vì nhiều lý do, đề tài này chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu một cách triệt để và toàn diện tất cả những vấn đề đang được thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật đặt ra. Những kết quả khiêm tốn của đề tài này hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự, góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đề ra trong giai đoạn hiện nay.