Các nội dung của nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 39)

chất bắt buộc để chỉ đạo hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự mà nội dung cơ bản của nó là thể hiện sự bình đẳng của luật hình sự đối với người phạm tội, không có sự phân biệt đối với họ, cũng như mức độ, tính chất của hành vi phạm tội của người phạm tội và nhân thân quyết định mức độ trách nhiệm hình sự của người đó.

1.3.2. Các nội dung của nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự Việt Nam Việt Nam

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: Thể hiện có tính chất bắt buộc trong nguyên tắc xử lý đó là những người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm một cách bình đẳng trước luật hình sự, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội và tình trạng tài sản- mặc dù họ có thể là thường dân, bộ trưởng, nguyên thủ quốc gia hay là ai đi chăng nữa nhưng khi đã phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự như nhau theo các qui định của Bộ luật mà không có bất kỳ một sự phân biệt hay đặc quyền hay đặc lợi chỉ dành riêng cho loại công dân nào [9, tr. 205-206].

Qui định pháp luật hình sự áp dụng trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự là hoạt động thường xuyên của Tòa án nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do Hiến pháp và pháp luật quy định. Vì theo pháp luật Việt Nam chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên bố một người bị coi là phạm tội.

Như vậy, trong hoạt động giải quyết án hình sự của Toà án mang những đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật, bên cạnh đó, nó còn có những đặc điểm riêng. Thông qua việc áp dụng các qui định pháp luật hình sự trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự của Toà án được thực hiện theo quy định của luật nội dung giải quyết vụ án hình sự đó chính là Bộ luật hình sự - nguồn duy nhất. Việc đánh giá áp dụng qui định pháp luật hình sự đối với con người thực hiện hành vi bị coi là nguy hiểm cho xã hội trong hoạt

động của Toà án luôn là mối quan tâm của xã hội vì chính thông qua nó thì sẽ có tội danh và hình phạt tương ứng được áp dụng đối người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hoạt động áp dụng các qui định pháp luật hình sự trong việc giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân) là một giai đoạn trong toàn bộ quá trình giải quyết án hình sự. Khác với hoạt động giải quyết các loại án khác như án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính với đặc điểm là hoạt động độc lập của Tòa án từ khi nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu làm phát sinh quan hệ tố tụng. Toà án là cơ quan chủ động trong các hoạt động tố tụng dựa trên chứng cứ các bên đương sự xuất trình hoặc có được do điều tra khi cần thiết để đưa ra quyết định trên cơ sở pháp luật, còn giải quyết án hình sự của Toà án chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp sau điều tra, truy tố. Giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dân bao gồm giai đoạn trước xét xử, trong xét xử và sau xét xử. Đặc trưng của việc giải quyết án của Tòa án là xét xử, hoạt động cụ thể nhất của xét xử là phiên toà hình sự.

* Đánh giá về nội dung hoạt động lập pháp xây dựng pháp luật hình sự

Ở mức độ hoạt động xây dựng pháp luật, nguyên tắc bình đẳng được thể hiện trong toàn bộ hệ thống các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, đòi hỏi phải quy định những quyền và đưa những đòi hỏi thống nhất đối với tất cả mọi người, tức là thực hiện nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật. Việc đưa nguyên tắc bình đẳng vào hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự tạo điều kiện cho việc củng cố ý thức của mọi người về những giá trị quan trọng của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ và củng cố trật tự pháp luật, trật tự xã hội.

Trong phạm vi bản luận văn, tác giả chỉ đánh gía về sự thể hiện nguyên tắc quá trình xây dựng pháp luật hình sự liên quan đến vấn đề bình đửng trong Bộ luật hình sự năm 1985 và 1999 thì có thể nhận thấy như sau:

Sự thể hiện ở Bộ luật hình sự năm 1985, tuy Bộ luật hình sự không thể hiện thành một nguyên tắc bình đẳng ở phần chung nhưng tại phần tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 đã thể hiện sự nguyên tắc bình đẳng ở các tội phạm cụ thể ở phần riêng.

Trong tờ trình của chính phủ lên Quốc hội ngày 05 tháng 5 năm 1999 về dự án Bộ luật hình sự sửa đổi, một trong 6 quan điểm chỉ đạo sửa đổi Dự án này được nhấn mạnh là: "Việc sửa đổi Bộ luật hình sự phải tuân thủ các nguyên tắc của luật hình sự như: Pháp chế, dân chủ, nhân đạo,bình đẳng, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, bảo đảm tôn trọng các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia" [12]. Quan điểm chủ đạo đó đã được thể hiện một cách nhất quán trong Bộ luật hình sự của nước ta được thông qua ngày 21/12/1999 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2000, cũng như trong lần sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 vào năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01/7/2009. Mặc dù bình đẳng chưa được đưa thành một điều luật riêng nhưng "bình đẳng" đã trở thành nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, nguyên tắc này đã cụ thể hóa Điều 52 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

* Đánh giá về vị trí, không có sự phân biệt đối xử người phạm tội

Những người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm một cách bình đẳng trước luật hình sự. Nội dung này có ý nghĩa và đặt ra yêu cầu là khi một cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội - tức là thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và được qui định trong Bộ luật hình sự là tội phạm thì họ đều phải chịu trách nhiệm một cách bình đẳng mà không cần phải xem xét đến các yếu tố khác.

Những người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mỗi một người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thì bản thân họ có những đặc điểm khác nhau mà không một người phạm tội nào giống nhau. Có những

người phạm tội, họ thực hiện hành vi phạm tội là những chủ thể đặc biệt, chỉ có họ mới thực hiện được hành vi phạm tội đó chứ không phải bất kỳ ai muốn cũng thực hiện được hành vi phạm tội đó. Tuy nhiên, không phải vì thế mà khi xử lý hành vi phạm tội mà lại phải xem xét đến địa vị của người phạm tội đó- pháp luật luôn đặt người phạm tội là ngang nhau khi xử lý. Việc thể hiện của nguyên tắc bình đẳng trước Luật hình sự về việc không phân biệt giới tình chính là một cách thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ - một trong những vấn đề mà cả xã hội Việt Nam cũng như các nước khác luôn hướng tới.

* Đánh giá mức độ hành vi phạm tội

Hành vi phạm tôi được quy định trong Bộ luật hình sự, việc đánh giá hành vi phạm tội có ý nghĩa hết sức quan trọng vì một người phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà họ thực hiện khi hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, phải được qui định trong luật hình sự, phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, phải đạt đến một độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nói một cách khác là phải đầy đủ 4 yêu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, việc đánh giá hành vi phạm tội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định tội phạm và từ đó xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội cũng như việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Như vậy, nguyên tắc bình đẳng phải được thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội do việc thực hiện tội phạm làm nảy sinh thông qua các chế định quan trọng của luật hình sự. Các chế định của luật hình sự phải được xây dựng làm sao để trở thành những chế định bình đẳng nhất đối với những người phạm tội. Điều đố có ý nghĩa rất lớn đối với việc quy định cơ sở trách nhiệm hình sự, quy định tội phạm và phân loại tội phạm; quy định giới hạn của sự tác động pháp lý hình sự.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 39)