Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 80)

Ở nhà nước ta các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật hình sự nói riêng đều xác định quyền bình đẳng của các công dân không có sự phân biệt ưu đãi về thành phần, địa vị trong xã hội, nam nữ, tôn giáo… bình đẳng trước pháp luật hình sự có nghĩa là: Chủ thể khi vi phạm pháp luật hình sự thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự như nhau không có sự phân biệt, ưu ái, đối xử khác nhau mặc dù người phạm tội có là nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng… hay dân thường nhưng khi đã phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự như nhau theo các qui định của Bộ luật hình sự mà không thể có bất kỳ một sự phân biệt hay đặc quyền đặc lợi chỉ dành riêng cho loại công dân nào.Trong trường hợp những chủ thể vi phạm pháp luật hình sự đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng không được hưởng một đặc quyền, đặc lợi gì để được miễn trừ trách nhiệm hình sự. Điều đó được thể hiện rõ trong đường lối chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam như tại Quy định số 94-QĐ/TW ngày 11/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Bộ chính trị thì đối với đảng viên khi vi phạm pháp luật thì trước khi bị xử lý hình sự thì sẽ bị kỷ luật về Đảng, điều này đặt họ trở thành một chủ thể như những chủ thể khác khi vi phạm pháp luật.

Tương tự như vậy, đối với những đại biểu Quốc hội khi vi phạm pháp luật, theo qui định của luật tổ chức quốc hội thì họ có quyền miễn trừ Điều 58 Luật Tổ chức Quốc hội.

Pháp luật là hệ thống các quy phạm dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội mà các qui phạm pháp luật qui định một người được làm hay không được làm một việc mà pháp luật không

cho phép. Chức năng của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi, đảm bảo trật tự xã hội. Pháp luật vừa là công cụ quản lý của nhà nước, pháp luật cũng là chỗ dựa cho người dân, là công cụ để nhà nước trấn áp tội phạm, bảo vệ người dân chống lại các hành vi vi phạm. Vì vậy, bình đẳng trước pháp luật chính là quyền của công dân và nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm quyền đó. Cơ quan đại diện cho nhà nước và với chức năng xét xử, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xử lý các vi phạm xảy ra trong xã hội chính là Tòa án, Tòa án nhân danh nhà nước thực hành công lý, đem lại công bằng trong xã hội. Với vị trí quan trọng đó, nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật luôn được coi là nguyên tắc cơ bản bảo đảm quá trình xét xử diễn ra công bằng, khách quan, chính xác.

Như vậy, "Bình đẳng" là một nguyên tắc Hiến định và hơn thế nữa nguyên tắc này là một giá trị to lớn của xã hội chúng ta. Trong mọi điều kiện, Đảng và nhà nước ta luôn coi đó là một điều kiện cho sự phát triển cá nhân, là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội.Cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và qui định của Hiến pháp năm 1992, tại Điều 3 Bộ luật hình sự năm 1999 khi đề cập đến vấn đề nguyên tắc xử lý thì có qui định: "Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội" [50].

Sự thể hiện của nguyên tắc này trong Bộ luật hình sự năm 1999 ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy qua các quy phạm sau đây: "Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".

Trong luật hình sự, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật thể hiện ở sự bình đẳng về mặt pháp lý của công dân trước các qui định của luật hình sự về tội phạm và hình phạt với nội dung: Bất kỳ một người nào đó dù có thể khác nhau về địa vị xã hội, về dân tộc, về tài sản, về đạo đức, về lý lịch bản thân và thành phần gia đình… đã phạm tội khi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về nguyên tắc này và các nội dung khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)