Các đặc điểm cơ bản của nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 35 - 38)

công dân trước pháp luật

Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi quyền phải đi đôi với nghĩa vụ. Trong lĩnh vực luật hình sự điều đó có nghĩa rằng quyền của nhà nước trừng trị

người phạm tội bị hạn chế bởi nghĩa vụ trừng trị chỉ trong mức độ của hành vi, còn đối với người phạm tội nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt kết hợp với quyền bị trừng phạt trong sự phù hợp nghiêm khắc với hành vi. Và chỉ những dấu hiệu của hành vi cụ thể đã được mô tả trong luật mới là cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề trách nhiệm và hình phạt.

Nếu không chú ý thỏa đáng đến các đặc điểm của hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, hoặc hạ thấp các đặc điểm đó đến mức như một trong những dấu hiệu của việc đánh giá nhân thân người có lỗi, thì khi đó pháp luật, về thực chất, bị tước đoạt mất dấu hiệu cơ bản của mình là cái đo lường giống nhau đối với việc đánh giá những tình tiết thực tế khác nhau.

Đòi hỏi quan trọng của bình đẳng đối với việc quy định tội phạm là xác định rõ giới hạn giữa hành vi bị coi là tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác. Bởi vì đối với mỗi loại hành vi vi phạm pháp luật đó nhà nước áp dụng những biện pháp tương ứng phù hợp với tư tưởng bình đẳng là biện pháp trách nhiệm phải tương xứng với mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội cảu hành vi. Nếu không xác định rõ ràng giới hạn đó thì có thể dẫn đến trường hợp là những hành vi chưa đến mức bị coi là tội phạm nhưng lại bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn những hành vi đã đến mức bị coi là tội phạm nhưng lại không bị coi là tội phạm và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự hoặc kỷ luật. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng trách nhiệm. Bởi vậy để có cơ sở cho việc áp dụng những hình thức trách nhiệm, nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi ở mức độ khái quát nhất phải phân biệt rõ giới hạn của hành vi bị coi là tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác [9, tr. 180].

Như vậy, đòi hỏi thứ nhất của bình đẳng đối với việc quy định tội phạm là việc phân biệt rõ về mặt lập pháp hành vi bị coi là tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác, làm cơ sở cho việc phân hóa trách nhiệm tương ứng: trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm pháp lý khác.

Trong lĩnh vực pháp luật hình sự nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi phải thực hiện nhất quán quan điểm phân hóa trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và những người thực hiện chúng. Khuynh hướng phân hóa trách nhiệm hình sự phản ánh những quá trình biến đổi xảy ra trong hiện thực khách quan. Trước hết, đó là tính không đồng loại về tính chất và về mức độ nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm. Lịch sử phát triển pháp luật hình sự nước ta từ 1945 đến nay và thực tiễn áp dụng nó đã khẳng định tính đúng đắn và giá trị của quan điểm phân hóa trách nhiệm hình sự.

Trong pháp luật hình sự việc tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự thể hiện một cách rõ nét nhất là ở việc phân loại tính đúng đắn của các tội phạm quy địnhvà quy định cụ thể các hậu quả pháp lý tương ứng đối với từng loại đó trong pháp luật. Phân loại tội phạm tức là phân chia tất cả các tội phạm được quy định trong luật thành các phạm trù tội phạm khác nhau với việc quy định rõ hậu quả pháp lý đối với việc thực hiện các tội phạm cụ thể thuộc nhóm các tội phạm đó.

Việc phân loại đúng các tội phạm về mặt lập pháp có ý nghĩa rất lớn về chính trị, xã hộ, pháp luật và đạo đức, là đòi hỏi của tư tưởng công bằng cần phải được thể hiện trong pháp luật hình sự. Việc phân loại tội phạm phản ánh sự khác nhau về chất của trách nhiệm đối với những người thực hiện tội phạm chứ không chỉ ở mặt số lượng của nó. Việc phân loại đó có ý nghĩa lớn về mặt hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án... Ở khía cạnh luật hình sự, việc phân loại tội phạm có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng một loạt các chế định của phần chung như: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; che dấu tội phạm; không tố giác tội phạm; hệ thống các hình phạt tái phạm; tái phạm nguy hiểm; thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; xóa án và xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể ở phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Như vậy, việc phân loại tội phạm trong phần chung của Bộ luật hình sự không phải là nhằm mục đích tự thân, mà nó có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong lập pháp hình sự và áp dụng pháp luật hình sự.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)