Khái niệm nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 38 - 39)

Nguyên tắc bình đẳng xuyên suốt các quan hệ giữa các chủ thể pháp luật gắn liền với quyền và nghĩa vụ của họ. Trong lĩnh vực luật hình sự, đó là quan hệ giữa hai chủ thể: Nhà nước và người phạm tội, trong đó nhà nước là chủ thể có quyền quy định như thế nào là tội phạm, hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự nhằm bảo vệ quyền qui định của mình, có quyền thông qua các cơ quan và những cá nhân có thẩm quyền, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt về tội phạm mà họ đã thực hiện. Trong khi đó, người phạm tội là chủ thể có nghĩa vụ phải chấp hành những biện pháp cưỡng chế đã được quy định tại các chế tài của quy phạm pháp luật hình sự mà nhà nước thông qua tòa án áp dụng đối với họ. Dĩ nhiên, trong mối quan hệ đó, với tư cách là chủ thể duy trì và thực hiện công lý, đảm bảo công bằng xã hội, nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước của người phạm tội, còn người phạm tội có yêu cầu nhà nước bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trách nhiệm hình sự mà hình thức chủ yếu và phổ biến nhất của nó là hình phạt, là những hậu quả pháp lý nghiêm khắc nhất mà người phạm tội phải gánh chịu do đã thực hiện tội phạm và bị tòa án quyết định áp dụng. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự mà đặc biệt là hình phạt bao giờ cũng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến quyền và lợi ích của người phạm tội.

Hiện nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, chỉ phân tích nội dung chứ không đề cập đến khái niệm nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự và thực tiễn thi hành, cũng như từ những phân tích trên đây có thể đưa ra một khái niệm chung về nguyên tắc này như sau:

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 38 - 39)