Khái niệm nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 32)

kinh tế - xã hội, của các quan hệ xã hội trong chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, có thể thấy rằng bình đẳng là tư tưởng tiến bộ của nhân loại, là nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa và là một nguyên tắc không thể thiếu trong Luật hình sự.

1.2. BÌNH ĐẲNG CỦA MỌI CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT NGUYÊN TẮC HIẾN ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÁCH LÀ MỘT NGUYÊN TẮC HIẾN ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.2.1. Khái niệm nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật pháp luật

Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến những thay đổi có tính nguyên tắc về bản chất, nội dung của luật hình sự, về mối quan hệ của bình đẳng với pháp luật, về sự thể hiện của bình đẳng trong pháp luật. Nói cách khác, dưới chủ nghĩa xã hội, pháp luật được xây dựng trên một quan niệm mới, tiến bộ nhất từ trước đến nay về bình đẳng - bình đẳng xã hội chủ nghĩa.

Việc thể hiện và thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong pháp luật là một quá trình nhiều mặt và phức tạp, có những cấp độ khác nhau, có tính liên tục và hệ thống nhằm thực hiện được mục đích cuối cùng - thực hiện bình đẳng trong thực tế. Nguyên tắc bình đẳng có một hệ thống đòi hỏi của nó. Hệ thống đó có thể được diễn đạt bằng lời trong văn bản pháp luật, cũng có thể không được diễn đạt bằng lời và chúng đi vào cuộc sống thông qua hành vi của con người ban hành và áp dụng pháp luật, thông qua ý thức, thái độ của mọi người đối với pháp luật.

Bình đẳng trước pháp luật là quyền bình đẳng của công dân trước sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hình sự. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đã đặt ra là những người dù có công lao với đất nước, được Đảng và nhà nước ghi nhận nhưng nếu có sai phạm trước pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác.

Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người, có được một cách tự nhiên gắn bó mật thiết với con người, do tạo hóa ban cho. Lịch sử nhân loại của loài người đã phải đấu tranh, phải hy sinh để bảo vệ quyền bình đẳng cho chính mình, việc bảo đảm quyền bình đẳng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước để bảo đảm nhân quyền, thực hiện nhiệm vụ này chính là đem lại sự tự do, hạnh phúc cho con người.

Trong các quyền bình đẳng thì bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền quan trọng được thế giới công nhận và bảo vệ: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, không có bất kỳ sự phân biệt nào" (Điều 7 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền). "Mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng, được xem xét công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và không thiên vị trong việc quyết định các quyền và nghĩa vụ của họ cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ" (Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền).

Bình đẳng xã hội có ý nghĩa điều chỉnh trực tiếp chỉ ở chừng mực các đòi hỏi của nó được phần lớn nhân dân thừa nhận, ủng hộ và được thể hiện trong các quy phạm pháp luật hình sự. Nhưng pháp luật hình sự không chỉ đơn thuần phản ánh mức độ bình đẳng đã đạt được, mà còn định hướng sự phát triển nội dung, các đòi hỏi của bình đẳng phù hợp với những lợi ích cơ bản của quần chúng nhân dân. Trong quá trình phát triển của xã hội, lợi ích của quần chúng nhân dân càng phát triển phong phú, đa dạng lên, do vậy, pháp luật hình sự phải có nhiệm vụ bảo vệ tương xứng các lợi ích đó. Chính mức độ pháp luật hình sự bảo vệ tương xứng các lợi ích đó cũng được đánh giá từ quan điểm bình đẳng. Ở mức độ ý thức pháp luật, tư tưởng bình đẳng thể hiện ở việc nhận thức, thừa nhận những điều đã được quy định, lẫn những điều cần được quy định trong luật hình sự.

Nguyên tắc bình đẳng không những có ý nghĩa chính trị - xã hội mà còn có ý nghĩa tâm lý, đạo đức rất lớn đối với việc giáo dục pháp luật và hình thành ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa của công dân. Nguyên tắc bình đẳng

được thể hiện ở các quy phạm pháp luật hình sự - mức độ cụ thể hóa của bình đẳng tiếp theo ý thức pháp luật. Ở đây các quan niệm về bình đẳng và các đọi hỏi của nó có điều kiện và khả năng thể hiện rõ nét nhất. Khi xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật hình sự, nhà làm luật không thể không dựa vào và cân nhắc các quan niệm về bình đẳng tồn tại trong xã hội. Vì rằng ở một khía cạnh nào đó các quan niệm về bình đẳng xuất hiện trước phát luật, là nền tảng của hệ thống các quy phạm xã hội, trong đó có các quy phạm pháp luật hình sự. Chính việc ban hành những quy phạm pháp luật mới là biểu hiện của sự bình đẳng tồn tại trong xã hội được nhà làm luật thừa nhận.

Do đó, chỉ trong chủ nghĩa xã hội mới có những tiền đề, điều kiện để sử dụng các khả năng tiềm tàng của bình đẳng và thể hiện chúng trong hệ thống các quy phạm pháp luật. Pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hình sự nói riêng được xây dựng và ban hành trên cơ sở những quan niệm xã hội chủ nghĩa về bình đẳng, phản ánh ý chí và lợi ích của nhân dân lao động.

Nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi phải giải thích và áp dụng pháp luật hình sự đúng với ý nghĩa chính trị, xã hội của việc ban hành nó, đòi hỏi phải định tội danh đúng, tuân thủ các căn cứ của việc quyết định hình phạt, giải quyết đúng mối tương quan giữa việc cân nhắc các đặc điểm của hành vi phạm tội và các đặc điểm nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt. Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự phải hướng đến việc ra những quyết định bình đẳng và đúng pháp luật. Những quyết định như vậy có ý nghĩa giáo dục, cải tạo và phòng ngừa rất lớn. Bởi vậy, trong các nghị quyết, thông tư hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thường chỉ ra rằng các tòa án phải thường xuyên tuân thủ các đòi hỏi của luật về cả thể hóa hình phạt, cần phải cân nhắc rằng chỉ có bản án công bằng mới có nghĩa phòng ngừa, tạo điều kiện cho việc giáo dục và cải tạo người bị kết án có thái độ chân chính đối với lao động, tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội.

Tính bình đẳng của pháp luật hình sự (của các quy phạm pháp luật hình sự) và tính công bằng của việc áp dụng pháp luật hình sự có ý nghĩa rất

lớn chẳng những về mặt chính trị - pháp lý, mà còn cả về mặt tâm lý xã hội. Bởi vì, pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật hình sự nói riêng không chỉ bảo đảm sự bình đẳng về mặt pháp lý của mọi công dân mà còn bằng cách đó hướng tới việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho việc đạt được sự bình đẳng về thực tế của mọi người trong những điều kiện đó. Ngoài ra, tính bình đẳng của pháp luật hình sự và của việc áp dụng pháp luật hình sự có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Nếu như sự bất công sinh ra bất bình, công phẫn, tiêu cực, tính lãnh đạm thờ ơ, vô trách nhiệm, thì ngược lại tính bình đẳng gây ra cảm giác thỏa mãn, đồng tình và nâng cao tính tích cực xã hội của mọi người. Sự thuyết phục, tin tưởng của nhân dân ở tính bình đẳng của các đạo luật hình sự, ở việc áp dụng bình đẳng các đạo luật đó của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ nâng cao uy tín của pháp luật, thúc đẩy việc tự nguyện tuân thủ các đòi hỏi của nó tạo điều kiện cho việc củng cố trật tự pháp luật và pháp chế.

Như vậy, trong luật hình sự, nguyên tắc bình đẳng đóng vai trò rất to lớn và đa dạng. Ngày nay, khi quy định, xác định phạm vi, lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật hình sự lẫn phạm vi, giới hạn áp dụng nó, cũng như việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, các cơ quan xây dựng pháp luật áp dụng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật không thể không cân nhắc các đòi hỏi của bình đẳng. Pháp luật hình sự lấy bình đẳng làm cơ sở đạo đức, cơ sở nhận thức của mình. Nguyên tắc bình đẳng trong luật hình sự là phạm trù pháp lý bao gồm những nguyên lý đòi hỏi chung đối với việc quy định giới hạn của sự tác động pháp lý hình sự; cơ sở của trách nhiệm hình sự, các quy định về tội phạm và hình phạt; các quy định về việc quyết định hình phạt và một số chế định khác.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 32)