Sự thể hiện nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự trong các nguyên tắc xử lý về hình sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 45)

các nguyên tắc xử lý về hình sự

Để hiểu và áp dụng đúng đắn và chính xác các quy định của pháp luật hình sự, Bộ luật đã ghi nhận các nguyên tắc xử lý trong luật hình sự nó có ý nghĩa chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ chính sách hình sự của Nhà nước ta được thể hiện trong Bộ luật hình sự, cũng như trong việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội.

Những nguyên tắc xử lý trong luật hình sự Việt Nam đã phản ánh những tư tưởng pháp chế, công bằng, dân chủ và nhân đạo trong chính sách hình sự. So sánh với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn đặt ra năm nguyên tắc xử lý với những nội dung của từng nguyên tắc được cụ thể và chính xác hơn, phù hợp với tình hình phát triển của xã hội để pháp luật kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội cần được luật hình sự bảo vệ, cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử hơn mười năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1985. Đặc biệt, các nguyên tắc xử lý còn thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta - "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo

dục, thuyết phục", đồng thời phản ánh bốn yêu cầu của chính sách xử lý tội

pháp chế (đúng luật); xử lý tội phạm phải đảm bảo sự bình đẳng (không phân biệt người phạm tội là ai); xử lý tội phạm phải có sự phân hóa (nghiêm trị kết hợp với khoan hồng); xử lý tội phạm phải thể hiện tính giáo dục và tính nhân đạo" [30, tr. 30]. Trên cơ sở này, Điều 3 Bộ luật hình sự quy định năm

nguyên tắc xử lý như sau:

- Nguyên tắc thứ nhất - mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp

thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi mọi công dân, tổ chức, nhà nước khi phát hiện hành vi phạm tội thì kịp thời tố giác hành vi đó với cơ quan tiến hành tố tụng nhằm nâng cao nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm mặt khác trong quá trình áp dụng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc này thì một vấn đề đặt ra là các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm phát hiện kịp thời xử lý nhanh chóng công minh theo đúng pháp luật về mọi hành vi phạm tội.

Trong thực tế hiện nay cho thấy nhiều trường hợp do phát hiện kịp thời hành vi phạm tội đã giúp cho việc ngăn chặn hành vi phạm tội xảy ra hoặc để mức độ thiệt hại của tội phạm không lớn. Thông qua việc phát hiện kịp thời hành vi phạm tội góp phần trong công tác phòng ngừa tội phạm cảnh báo những người có ý định phạm tội hãy chấm dứt ý định phạm tội nếu không sẽ bị trừng trị. Việc phát hiện kịp thời hành vi phạm tội giúp cho tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội được ổn định để mọi người yên tâm lao động sản xuất tin tưởng vào chế độ…[44, tr. 30].

- Nguyên tắc thứ hai - mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa

vị xã hội.

Về nội dung này, qua khảo sát thực tiễn về nhân thân người phạm tội, chúng tôi nhận thấy:

Bảng 2.1. Số liệu thống kê phân tích dưới góc độ nhân thân người phạm tội

Phân tích đặc điểm nhân thân của bị cáo Cán bộ công nhân viên và đảng viên

Dân tộc

ít người Nữ Người chưa thành niên Cán bộ

công chức

Đảng viên

Đả`ng viên Cấp ủy viên

Số liệu năm 2004 383 329 63 3999 6754 2540 Số liệu năm 2005 258 300 59 4034 6181 5305 Số liệu năm 2006 268 347 57 4384 6208 6032 Số liệu năm 2007 354 498 4851 7231 6623 Số liệu năm 2008 435 605 5392 7045 7028 Số liệu năm 2009 341 536 5441 7149 6207 Số liệu năm 2010 323 513 5371 7629 6245 Số liệu năm 2011 375 524 5943 7475 6337 Số liệu năm 2012 398 519 5457 7160 6457

Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao.

Theo báo cáo hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao thì số lượng vụ án hình sự trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay là khoảng hơn 50.000 vụ án và số lượng của bị cáo hơn 60.000 bị cáo. Theo bảng phân tích số liệu hàng năm về nhân thân người phạm tội dưới góc độ người phạm tội là Công chức, Đảng viên, phụ nữ, dân tộc ít người, người chưa thành niên. Nhìn vào bảng phân tích số liệu thì thấy rằng số lượng công chức, Đảng viên chiếm một số lượng nhỏ. Việc đó không phản ánh là việc cán bộ công chức, Đảng viên được miễn trách nhiệm hình sự hay là những người đó do là đối tượng có vị trí khác hơn những công dân bình thường khác nên không bị xử lý hình sự. Chúng ta thấy rằng nguyên tắc xử lý mọi công dân bình đẳng trước luật hình

sự đã được các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể nhất là Tòa án, trong hoạt động xét xử của mình đã áp dụng nghiêm minh nguyên tắc xử lý này đối với người phạm tội dù họ là bất kỳ ai.

Phân tích dưới góc độ dân tộc ít người, phụ nữ, người chưa thành niên phạm tội thì thấy rằng đó là những đối tượng được nhà nước ta quan tâm và có một số chính sách nhân đạo nhất định so với các đối tượng khác. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà khi họ thực hiện hành vi phạm tội lại không bị áp dụng nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

- Nguyên tắc thứ ba - đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao cho cơ

quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

Nguyên tắc này được áp dụng có xét đến tính chiếu cố của những người chưa bao giờ thực hiện hành vi phạm tội nay vì một lý do gì hoặc vì một hoàn cảnh nào đó mà phạm tội lần đầu, mức độ giảm nhẹ của nguyên tắc này phụ thuộc vào tính chất hành vi và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện. Trong trường hợp này tòa án có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho các cơ quan tổ chức hoặc gia đình giám sát giáo dục. Thực hiện nguyên tắc này ngoài quy định của Bộ luật hình sự, tòa án nhân dân tối cao có nghị quyết số 01/2007/HĐTP của tòa án hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ 5 (thi hành bản án và quyết định của tòa án) trong đó hướng dẫn về việc người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ thì phải giao cho cơ quan tổ chức nhận giám sát giáo dục. Ngày cơ quan tổ chức nhận được quyết định do tòa án giao được xác định là thời điểm chấp hành bản án (chỉ áp dụng đối với cải tạo không giam giữ). Đây là một điểm khác biệt cụ thể hóa các quy định mà Bộ luật hình sự không quy định, mặt khác, chính phủ có nghị định 60CP và 61CP năm 2000 hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý giáo dục người được hưởng án treo tại chính quyền địa phương thông qua tổ dân phố và cán bộ tư pháp giáo dục họ hàng tháng.

- Nguyên tắc thứ tư - đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có

ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

Nội dung của nguyên tắc này đã được quy định một cách đầy đủ trong luật thi hành án hình sự. Đó là thể hiện tính chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa đối với người phạm tội mà không phải quốc gia nào cũng quy định. Ở Việt Nam khi bị phạt tù người phạm tội có bị hạn chế về quyền tự do nhưng họ được nhà nước cải tạo giáo dục với hình thức lao động, học tập. Chính việc thực hiện nguyên tắc này đã giúp cho người phạm tội sau khi tái hòa nhập với cộng đồng thì họ có thể có một số nghề nhất định để ổn định cuộc sống và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Mặt khác thông qua việc lao động học tập khi người phạm tội có nhiều tiến bộ thì có thể được xét giảm chấp hành hình phạt tù. Nguyên tắc này chính là cơ sở để thực hiện các chế định về miễn chấp hành hình phạt (Điều 57); giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 58, Điều 76); giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 59); hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 61); tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62) [44, tr. 40].

Thực hiện nguyên tắc này ngoài quy định của Bộ luật hình sự, tòa án nhân dân tối cao có nghị quyết số 01/2007/HĐTP ngày 2/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

- Nguyên tắc thứ năm - người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng,

khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

Nội dung nguyên tắc này thể hiện tính chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa áp dụng đối với người bị kết án không bị xã hội thành kiến với tội lỗi mà họ đã phạm phải. Sau khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt họ được nhà nước và xã hội tạo điều kiện công ăn việc làm, sinh sống một cách lương

thiện tái hòa nhập với cộng đồng. Thực tế, trong thời gian qua vẫn còn không ít cơ quan tổ chức không muốn nhận người đã bị kết án chấp hành xong hình phạt vào làm việc, nhiều nơi vẫn còn mặc cảm với người bị kết án, không tạo điều kiện để họ tái hòa nhập với cộng đồng.

Đối với người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt tù khi đã đủ điều kiện để xóa án tích theo quy định tại Chương 9 Bộ luật hình sự thì họ được xóa án tích và coi như chưa bị kết án.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)