Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 86 - 87)

Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành là công cụ pháp luật sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước để đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự xã hội, trật tự pháp luật, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu các khách thể được luật hình sự bảo vệ nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Tuy nhiên, hiện nay năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những nhân tố vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật đúng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa thể có điều kiện tốt để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phát huy được năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của mình. Chỉ trên cơ sở hệ thống pháp luật mà trước hết là hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mới có thể có điều kiện phát huy được khả năng làm việc của mình. Khó có thể nói đến hiệu quả thực sự trong hoạt động áp dụng pháp luật khi mà pháp luật nước ta còn nhiều thiếu sót và chặt chẽ.

Do đó, việc các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng và thi hành các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng để góp phần xử lý đúng người, đúng tội, đúng hành vi, đúng mức độ và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội. Đây là những vấn đề rất phức tạp nên cần sự giải thích, hướng dẫn để giúp người áp dụng pháp luật nhận thức được chính xác và đúng đắn trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)