cao trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ áp dụng pháp luật
Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam xác định định hướng "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực". Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức pháp luật, năng lực chuyên môn của cán bộ thực thi pháp luật là giải pháp nằm trong định hướng phát triển xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cần quan tâm đến đặc thù về chương trình và chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật. Với một khối lượng kiến thức lớn cần được trang bị cho người hoạt động pháp luật, cần chia chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp ở nhiều cấp độ khác nhau, nhằm trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật cùng với kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng định kỳ về nghiệp vụ theo chuyên đề. Nhiều chương trình đào tạo kỹ năng chuyên ngành còn mới mẻ đối với hoạt động đào tạo luật tại Việt Nam, cần đầu tư, nghiên cứu để hoàn thiện chương trình đào tạo.
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng đề ngày 2/1/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách tư pháp
trong thời gian tới" đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong cải
cách tư pháp là "xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch và vững mạnh". Để thực hiện nhiệm vụ trên, trong những năm qua chúng ta đã và đang thi hành tốt Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thực hiện một loạt đề án như: Đề án tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp; Xây dựng phương án nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng cử nhân luật; Đề án thống nhất chương trình và giáo trình đào tạo luật; Đề án thành lập Học viện tư pháp nhằm thống nhất công tác đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp; Đề án xây dựng tiêu chuẩn chức danh tư pháp; Đề án thành lập trường Thẩm phán.
Bên cạnh năng lực chuyên môn, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, chính là vấn
đề ý thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ ảnh hưởng của đạo đức đến chất lượng công tác: "Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng". Áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự là hoạt động chuyên môn liên quan trực tiếp đến biện pháp xử lý người phạm tội. Tâm lý mong được xử nhẹ là tâm lý phổ biến của người phạm tội. Vì vậy, cán bộ thực thi pháp luật thường phải va chạm với loại "nhu cầu" trái pháp luật này. Có giữ vững được tinh thần pháp luật hay không, trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào chính ý thức pháp luật, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp của cán bộ thực thi pháp luật.