Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 43 - 44)

khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

Pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng bao giờ cũng kế thừa những giá trị xã hội phổ biến và những kinh nghiệm lập pháp của những giai đoạn trước. Vì vậy, để đánh giá mức độ thể hiện của nguyên tắc bình đẳng trong luật hình sự hiện hành không thể không khái quát sự thể hiện của nguyên tắc này trong luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999. Việc khái quát này nhằm xác định khả năng kế thừa các giá trị xã hội của luật hình sự, trong đó có giá trị bình đẳng bởi sự kế thừa đó là một trong những biểu hiện của sự kế thừa văn hóa và truyền thống.

Những quy định mang tính chất bình đẳng của luật hình sự phong kiến - Bộ luật Hồng Đức thời kỳ nhà Lê được giữ gìn và thể hiện trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn. Bộ luật có tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) mặc dù chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề nhưng cũng đã tiếp thu các giá trị lập pháp thời kỳ nhà Lê và bên cạnh đó có những sáng tạo nhất định, thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao hơn so với các nước trong khu vực.

Chỉ đến khi Việt Nam giành độc lập từ năm 1945, bình đẳng mới trở thành một trong những nguyên tắc của pháp luật nói chung và là nguyên tắc

cơ bẳn của luật hình sự nước ta nói riêng. Tuy mức độ thể hiện nội dung của nguyên tắc bình đẳng trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta tùy thuộc vào những biến đổi xã hội, biến đổi cách mạng, gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước trong thời kỳ lịch sử nhất định của đất nước.

Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từ tháng 9-1945 đến 5-1954, nhằm bảo vệ nền độc lập, bảo vệ nền kinh tế, tài chính mới, nhà nước ta đã ban hành hàng loạt Sắc lệnh, văn bản pháp luật được ban hành tương đối lớn và có nội dung ngày càng phong phú, mang tính thời chiến, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bước đầu chỉ ra được những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của chính quyền nhân dân vốn hợp thành khách thể của các tội phản cách mạng và sau đó là các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Việc xử lý tội phạm và người phạm tội một cách có phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt. Tuy nhiên, tội phạm và hình phạt được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật hình sự khác nhau, nên việc thực hiện các nguyên tắc của luật hình sự, trong đó có nguyên tắc bình đẳng chưa được hoàn toàn nhất quán và đầy đủ.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam (Trang 43 - 44)