Hoàn thiện cơ sở pháp lý về trách nhiệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 82)

thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về chủ thể chịu trách nhiệm

Luật BVQLNTD quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm BTTH trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại. Theo đó, tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh [49]. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể về tổ chức kinh tế, cá nhân nên còn quan niệm chưa thống nhất về các chủ thể là thương nhân. Một số ý kiến cho rằng, theo quy định của Luật Thương mại thì thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác và hộ gia đình [49, tr. 55 - 59].

BLDS năm 2005 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do

77

pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” [34, Điều 106].

BLDS năm 2005 quy định: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng cộng tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự” [34, Điều 111].

Theo các quy định này, hộ gia đình và tổ hợp tác đều là những chủ thể thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất định nhưng hộ gia đình trở thành chủ thể không cần thông qua các thủ tục hành chính bắt buộc, còn tổ hợp tác chỉ cần có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã về hợp đồng hợp tác, chứ không phải đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp.

Trong khi đó, Luật BVQLNTD quy định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh thì hộ gia đình và tổ hợp tác đã được luật thừa nhận là chủ thể kinh doanh cũng cần xác định là chủ thể chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm có khuyết tật.

Để có sự thống nhất giữa các văn bản, đồng thời phù hợp với các luật về doanh nghiệp, thương mại và có hiểu biết thống nhất khi áp dụng pháp luật, cần xác định các chủ thể cung cấp sản phẩm không an toàn cho NTD phải chịu trách nhiệm bao gồm: doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã các loại theo quy định của Luật Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Việc quy định như vậy không những thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh mà còn đề cao trách nhiệm kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nhỏ lẻ nhưng rất phổ biến ở nước ta hiện nay và bảo vệ tốt hơn

78

cho quyền lợi của NTD khi còn giao dịch rất nhiều với các chủ thể kinh doanh này.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của chủ thể chịu trách

nhiệm bồi thường

Khoản 2 Điều 23 Luật BVQLNTD quy định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH bao gồm: (i) tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; (ii) tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; (iii) tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa; (iv) tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho NTD trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm BTTH quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Theo quy định này thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp với NTD và các chủ thể này chịu trách nhiệm độc lập, hoàn toàn trước NTD. Tuy nhiên, với trưởng hợp sản phẩm, hàng hóa khuyết tật do nhiều chủ thể tạo ra mà chỉ xác định một chủ thể phải chịu trách nhiệm trước NTD là không hợp lý, thiếu cơ sở pháp lý.

Theo quy định trên, khi tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật cho NTD mà xác định được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa thì NTD chỉ được yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu trách nhiệm, chứ không được yêu cầu tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa chịu trách nhiệm. Quy định này không tạo điều kiện cho việc bảo vệ NTD vì nếu tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa không có khả năng tài chính thì yêu cầu bồi thường của NTD không được thực hiện, trong khi đó tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khả năng tài chính và giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu

79

hàng hóa và tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa lại có quan hệ bạn hàng với nhau để chia sẻ trách nhiệm.

Trong những trường hợp đó, để bảo vệ tốt quyền lợi của người có quyền, BLDS đã quy định nghĩa vụ liên đới của người có nghĩa vụ. Trong trách nhiệm liên đới, người có quyền có thể đòi bất kỳ ai trong số những người có trách nhiệm phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, mặc dù nghĩa vụ của từng người là xác định rõ và cụ thể theo phần. Tính bảo đảm của trách nhiệm liên đới với NTD được thể hiện: (i) nghĩa vụ liên đới cũng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tạo nhiều lợi thế cho người có quyền. Người có quyền có thể lựa chọn bất kỳ ai trong số những người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, khả năng đáp ứng lợi ích phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ sẽ cao nhất [4]; (ii) trách nhiệm liên đới có thể phát sinh do bản chất của quan hệ nghĩa vụ là không thể phân chia được (như nhiều người có hành vi vi phạm mà hành vi của từng người mới cùng gây ra thiệt hại) hoặc do pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ được thực hiện ở mức cao nhất, tức là để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người có quyền.

Quy định trách nhiệm liên đới của những người có liên quan đến sản phẩm an toàn sẽ là giải pháp tốt để BVQLNTD, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm bảo đảm sản phẩm an toàn của những người tham gia cung cấp sản phẩm cho xã hội. Vì theo nguyên tắc của trách nhiệm liên đới, nếu một trong những người tham gia vào chuỗi cung cấp sản phẩm mà không quan tâm bảo đảm chất lượng thì NTD có thể yêu cầu bất kỳ người nào trong số họ có khả năng, điều kiện nhất phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra. Với cơ chế trách nhiệm này thì người bán hàng, người nhập khẩu sẽ phải thận trọng hơn khi nhận hàng của nhà sản xuất để cung cấp cho NTD vì nguy cơ bị NTD yêu cầu thực hiện trách nhiệm có thể xảy ra bất cứ lúc nào với anh ta khi hàng hóa không bảo đảm an toàn cung cấp sản phẩm cho xã hội.

80

Thứ ba, hoàn thiện các quy định về người bị thiệt hại

Luật BVQLNTD quy định NTD là người mua, sử dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Theo quy định này, bên cạnh cá nhân, NTD còn là tổ chức. Như vậy, pháp luật đã sử dụng cơ chế đặc thù để bảo vệ NTD không những là cá nhân - chủ thể ở vị thế yếu mà còn sử dụng cơ chế này để bảo vệ pháp nhân, tổ chức là không cần thiết. Các tổ chức có điều kiện vật chất, có hiểu biết, có nghiệp vụ có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình nên các tổ chức tham gia quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa cần được bảo vệ quyền lợi theo quy định của BLDS và luật thương mại.

Tham khảo pháp luật và thông lệ quốc tế cho thấy hầu hết các nước trên thế giới chỉ xem NTD là cá nhân. Trong Báo cáo tóm tắt nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng pháp luật bảo vệ NTD do Bộ Công thương thực hiện, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật bảo vệ NTD của 15 quốc gia chỉ quy định NTD là cá nhân. Ngay trong hướng dẫn của Liên hiệp quốc năm 1985 đã được chỉnh sửa năm 1999 về tám quyền của NTD cũng chỉ quy định chủ thể là cá nhân, mà không trao các quyền này cho các tổ chức.

Luật BVQLNTD quy định NTD bên cạnh người mua, còn là người sử dụng hàng hóa. Theo quy định này, người sử dụng hàng hóa là người thứ ba, người không giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Vấn đề đặt ra là người thứ ba, đặc biệt là hành khách có được xem là NTD để được bồi thường khi phải chịu thiệt hại do sản phẩm này gây ra hay không. Nếu có thì những người thứ ba này phải đáp ứng những điều kiện gì. Người mượn xe chở người khác đi chơi, người đi nhờ xe…có phải là NTD không.

Thực tiễn vừa qua đã xảy ra một số vụ tranh chấp liên quan đến người thứ ba. Ví dụ, nhiều NTD đã đề nghị do lỗi kỹ thuật mà xe Toyota Innova gây

81

thiệt hại cho người thứ ba là hành khách thì Công ty Toyota Innova Việt Nam cũng phải BTTH này.

Theo kinh nghiệm của một số nước thì người thứ ba, không có quan hệ hợp đồng với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa có khuyết tật thì có được bồi thường không là vấn đề đã từng tồn tại rất lâu, ví dụ như ở Cộng hòa Pháp. Ngày nay, trách nhiệm đối với hàng hóa có khuyết tật không chỉ dừng lại ở quan hệ giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và NTD mà ngay cả khi người bị thiệt hại không phải là người giao kết hợp đồng với mình. Điều 1382 BLDS Pháp quy định áp dụng với tất cả những người thứ ba [29]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy, nên sửa đổi Luật BVQLNDT theo hướng quy định NTD chỉ là các thể nhân (cá nhân) thay cho quy định NTD gồm cả pháp nhân như hiện nay. Đồng thời, cũng quy định cụ thể người sử dụng (người thứ ba) là người có quyền sử dụng hợp pháp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật. Do vậy, hành khách đi trên ô tô hoặc người thứ ba không sử dụng sản phẩm (người đi đường bị điện giật từ máy ATM…) bị thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra sẽ được giải quyết theo cơ chế trách nhiệm khác, chứ không theo cơ chế của trách nhiệm này.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định về việc xác định thiệt hại

Luật BVQLNTD quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm BTTH trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD [40, Điều 23]. Luật BVQLNTD không quy định trực tiếp, cụ thể những loại thiệt hại phải bồi thường mà viện dẫn theo quy định của pháp luật dân sự.

Luật CLSPHH quy định thiệt hại bao gồm thiệt hại trực tiếp (về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại; về tính mạng, sức khỏe con người; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại) và thiệt

82

hại gián tiếp (thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản).

BLDS quy định thiệt hại bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (thiệt hại trực tiếp và gián tiếp); thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Theo Luật CLSPHH thì người cung cấp sản phẩm không an toàn gây thiệt hại phải bồi thương tổn thất về tinh thần. BLDS quy định người xâm hại trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích, gần gũi của người đó phải gánh chịu. Mức bồi thương bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Quy định trên của Luật BVQLNTD chưa làm rõ thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra được xác định theo quy định của BLDS hay Luật CLSPHH vì trách nhiệm bồi thường theo Luật CLSPHH cũng là một loại trách nhiệm dân sự.

Thực tế những năm qua cho thấy sản phẩm không an toàn không những gây thiệt hại lớn về tài sản mà có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của NTD. Sản phẩm không an toàn không chỉ xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người trực tiếp sử dụng mà còn làm tổn thương cho người thân (lo âu, đau khổ, mất mát về tinh thần…) và để lại hậu quả xã hội nặng nề.

Thực tế đã chỉ ra nếu 10 năm trước đây sản phẩm tiêu dùng là lương thực, thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người chủ yếu là vi khuẩn thì ngày nay chủ yếu là do hóa chất được sử dụng không đúng quy định hoặc cố tình sử dụng trái pháp luật như sử dụng phoóc môn, hàn the, nitơ, melamine…là những chất cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm. Sản phẩm không an toàn do sử dụng hóa chất không đúng

83

hoặc cấm sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí xâm phạm đến tính mạng của người trực tiếp sử dụng.

Giữa năm 2008, khi phát hiện sữa nhiễm melamine, một hóa chất dùng trong ngành công nghiệp nhựa và trang trí nội thất của Tập đoàn Tam Lộc chỉ riêng tại Trung Quốc đã làm 6 trẻ em bị chết, 300.000 trẻ em bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới đã dấy lến phong trào thu hồi sữa. Đến giữa năm 2011, trong số gần 1200 hãng sản xuất sữa cho hơn một tỷ NTD Trung Quốc và để xuất khẩu chỉ có hơn 600 hãng được tiếp tục hoạt động, gần 50% số hãng sản xuất sữa phải đóng cửa do không bảo đảm chất lượng. Con số này làm cho mọi người lâu nay sử dụng sữa của gần 600 hãng sản xuất sữa này phải bàng hoàng [44], thông tin này cũng làm cho NTD khắp nơi trên thế giới không khỏi lo lắng về việc ảnh hưởng đến nhân thân của họ đã sử dụng sữa Trung Quốc.

Trong lĩnh vực quan hệ hợp đồng, việc vi phạm hợp đồng dẫn đến tổn thất nặng nề về tinh thần rất hạn chế, mức độ và vi phạm gây thiệt hại cho xã hội không nặng nề như vi phạm ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo vệ công bằng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, pháp luật thương mại thế giới hiện đại đã thừa nhận trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần. Nội dung này được thể hiện trong nguyên tắc bồi thường trong thương mại quốc tế:

Bên có quyền có quyền đòi bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà mình đã phải chịu từ việc không thực hiện. Thiệt hại bao gồm những tổn thất mà bên này đã phải gánh chịu và những lợi ích bị mất đi, có tính đến mọi khoản lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phí hay tổn thất tránh được. Thiệt hại có thể là phi tiền tệ và bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 82)