Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng

Theo quy định của Hiến pháp, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và NTD [35, Điều 28]. Việc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đã cung cấp hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại cho NTD cũng là hành vi vi phạm quyền tài sản, quyền nhân thân của cá nhân - các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ [35, Điều 58, Điều 7].

Trách nhiệm, theo cách hiểu thông thường, là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả [53, tr. 985]. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm trách nhiệm pháp lý hiện nay còn nhiều tranh luận khác nhau. Có ý kiến cho rằng, trách nhiệm pháp lý gồm hai loại: trách nhiệm theo nghĩa tích cực và

23

trách nhiệm theo nghĩa tiêu cực [23, tr. 9]. Trách nhiệm pháp lý theo nghĩa tích cực là sự tự giác, chủ động của chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý phù hợp với yêu cầu của pháp luật, việc chủ thể không thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý, vi phạm pháp luật thì phải gánh chịu trừng phạt của Nhà nước.

Theo nghĩa tiêu cực “trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do có hành vi vi phạm pháp luật” [26, tr. 445]. Trách nhiệm pháp lý này luôn gắn liền với việc cưỡng chế của Nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm pháp lý là những ràng buộc mà chủ thể pháp luật phải tuân thủ và gắn liền với việc áp dụng các chế tài do pháp luật quy định khi chủ thể đó có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: (i) là những việc mà chủ thể nhất định phải thực hiện (theo nghĩa này, trách nhiệm đồng nghĩa với nghĩa vụ); (ii) là những hậu quả mà chủ thể đã thực hiện những hành vi nhất định phải gánh chịu [2]. Theo pháp luật hiện hành về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD được đề cập dưới góc độ pháp lý tích cực (trách nhiệm mà mỗi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa phải bảo đảm cho NTD và xã hội) và trách nhiệm pháp lý tiêu cực (hậu quả bất lợi mà mỗi cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa). Trong luận văn này, trách nhiệm được sử dụng theo nghĩa thứ hai.

Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, trách nhiệm này được xem là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Pháp luật Việt Nam quy định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho NTD thì phải bồi thường” [34, Điều 630].

Như vậy, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD là những hậu quả bất lợi về mặt vật chất mà tổ chức, cá nhân phải gánh chịu do cung cấp hàng hóa có khuyết tật gây ra thiệt hại cho NTD, không phụ

24

thuộc vào tổ chức, cá nhân đó có lỗi hay không trong việc tạo ra hàng hóa có

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)