khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng với các loại trách nhiệm khác
- Phân biệt với trách nhiệm bảo hành hàng hóa
Điều 21 Luật BVQLNTD đã quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Tuy nhiên, Luật BVQLNTD không đưa ra định nghĩa thế nào là trách nhiệm đối với việc bảo hành hàng hóa, linh kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Căn cứ vào các quy định về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong Luật BVQLNTD, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD như sau:
Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc sửa chữa, thay thế hoặc hoàn trả hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đối với NTD trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đó được các bên thỏa thuận bảo hành hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bảo hành vật bán chỉ áp dụng đối với chính sản phẩm đã bán (đối tượng của hợp đồng mua bán) mà không áp dụng với các thiệt hại do vật bán gây ra cho tài sản khác hoặc cho tính mạng, sức khỏe của người mua
28
tài sản. Như vậy, trách nhiệm bảo hành chỉ áp dụng đối với các trường hợp giữa người cung cấp hàng hóa và NTD có hợp đồng mua bán, chứ không áp dụng với trường hợp khác.
- Phân biệt với trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
Luật BVQLNTD không định nghĩa thế nào là trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhưng dựa vào khái niệm hàng hóa có khuyết tật [40, Điều 3] và những trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật [40, Điều 22], có thể hiểu trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc thu hồi đối với hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của NTD do mình sản xuất, cung ứng.
Cơ sở phát sinh trách nhiệm này là hàng hóa có khuyết tật, không bảo đảm an toàn cho NTD. Nguyên nhân của việc phát sinh hàng hóa có khuyết tật là từ đâu thì có trách nhiệm thu hồi vẫn thuộc về tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho NTD và cho cộng đồng. Trách nhiệm này chỉ áp dụng đối với hàng hóa hữu hình mà không thể thực hiện được đối với hàng hóa vô hình hoặc dịch vụ. Thời điểm thu hồi hàng hóa có khuyết tật không căn cứ vào thời điểm phát sinh hậu quả mà hàng hóa đó gây ra. Ví dụ, vụ việc thu hồi xe máy Honda Lead do có lỗi ở nắp bình xăng, mặc dù theo giải thích của Honda Việt Nam, lỗi này không có khả năng gây ảnh hưởng đến NTD nhưng hãng vẫn quyết định thu hồi để thay thế, sửa chữa [8].