Thực tiễn giải quyết bồi thƣờng thiệt hại về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 74)

thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

Việt Nam là một nước đang phát triển, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của NTD ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhưng vẫn còn rất nhiều hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 127 Trung ương, chỉ riêng về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2013, cả nước có 753.546 cơ sở được thanh kiểm tra, trong đó đã có đến 149.022 cơ sở vi phạm, chuyển cơ quan điều tra xử lý 22.835 cơ sở, cảnh cáo 10.491 cơ sở, phạt tiền 22,723 tỷ đồng [58].

Thời gian qua đã và đang có rất nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi của NTD xẩy ra và hậu quả để lại là rất nghiêm trọng như: Vụ “Vi khuẩn đường ruột trong bánh mì gây ngộ độc gần 200 người”; vụ ngộ độc “Rượu nếp 29 Hà Nội; “Nấm không rõ nguồn gốc tràn lan trong siêu thị”; gần đây nhất là vụ “Phát hiện chất độc trong nữ trang Trung Quốc ở Sài Gòn”. Thực tế vẫn còn có rất nhiều vụ việc khác xâm phạm quyền lợi của NTD đã và đang xảy ra hàng ngày… nhưng qua một số vụ việc nêu trên cho thấy hậu quả để lại cho NTD và xã hội là không nhỏ. NTD bị mất tiền oan, quyền lợi, sức khỏe của NTD bị ảnh hưởng, bị xâm hại, thậm trí còn mất cả tính mạng (vụ Rượu nếp 29 Hà Nội)….Trong khi đó các chế tài xử phạt những hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD hầu như chưa phát huy được hết sức mạnh và chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, một phần cũng do NTD đã chủ quan không tự bảo vệ được mình, khi quyền lợi bị xâm phạm cũng không mấy mặn mà với việc khiếu nại,

69

khiếu kiện, không nắm rõ quyền, nghĩa vụ của mình đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Một phần bởi các cơ quan chức năng, Hội bảo vệ NTD cũng chỉ tham gia với vai trò thương lượng khi có đơn khiếu kiện, các chế tài xử phạt của pháp luật chưa đủ mạnh, còn thiếu; các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật còn xử lý chưa nghiêm, chưa dứt điểm, còn đẩy trách nhiệm cho nhau… nên rất nhiều doanh nghiệp làm ăn phi pháp không ngừng lợi dụng những kẽ hở và bất cập đó thực hiện những hành vi bất hợp pháp… xâm hại quyền lợi NTD [55].

Cũng theo báo cáo tổng kết của Văn phòng bảo vệ NTD tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 10 năm qua Hội đã giải quyết được 1837 vụ khiếu nại của NTD, số tiền đền bù cho NTD xấp xỉ 11.6 tỷ đồng. Các Văn phòng giải quyết khiếu nại ở Hà Nội, hàng năm giải quyết được 300 vụ khiếu nại của NTD. Số lượng giải quyết khiếu nại thoả đáng chiếm 90%, còn 10% không giải quyết được do thiếu chứng cớ hoặc cơ sở pháp lí. Số liệu trên cho thấy, số khiếu nại và phản ánh của NTD là một tỷ lệ rất nhỏ so với số người bị thiệt thòi trong quá trình mua sắm và tiêu dùng sản phẩm. Các khiếu nại chủ yếu được giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải giữa nhà sản xuất và NTD [19]. Trong những năm qua, đã nổi lên nhiều vụ việc vi phạm một cách nghiêm trọng quyền và lợi ích của NTD. Tuy nhiên, các vụ việc này chưa được giải quyết một cách thỏa đáng để bảo vệ NTD.

Vụ thứ nhất là vụ các doanh nghiệp đã đưa ra thị trường sản phẩm nước

tương có chứa chất 3-MCPD vượt quá hàm lượng cho phép, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Sau khi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh công bố 17/21 doanh nghiệp sản xuất nước tương có nồng độ chất 3 - MCPD rất cao được lưu hành trên thị trường đã khiến NTD rất lo lắng. Nhưng điều đáng nói là, chỉ sau khi báo chí đồng loạt lên tiếng, các doanh nghiệp mới báo cáo về cơ quan quản lý biện pháp thu hồi và tiêu huỷ nước tương có chất độc hại và

70

hiện nay mới thực hiện ở những thị trường tiêu thụ lớn, như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, còn tại các tỉnh, hầu như việc xử lý mới dừng ở mức độ thông báo tới NTD. Trong vụ việc này, lần đầu tiên có người đứng ra khởi kiện là anh Hà Hữu Tường ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chính thức nộp đơn khởi kiện 17 cơ sở sản xuất nước tương và yêu cầu đòi bồi thường lên đến 30 tỷ đồng đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, yêu cầu của anh đã không được tòa án thụ lý vụ án với các lý do: (i) mặc dù anh Tường cho rằng anh thay mặt hàng triệu NTD Việt Nam nhưng anh không có sự ủy quyền của những người này; (ii) anh Tường chưa thu thập được đầy đủ các chứng cứ chứng minh thiệt hại mà các nhà sản xuất gây ra (nếu nước tương chứa 3- MCPD gây bệnh ung thư thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế về nguyên nhân gây bệnh ung thư do nước tương), tuy nhiên, khả năng chứng minh này là rất khó; (iii) chưa đủ cơ sở để tính toán số tiền bồi thường là 30 tỷ đồng.

Vụ thứ hai liên quan đến sản phẩm sữa, trong năm 2008 sự kiện sữa có

nhiễm “melamine” gây sạn thận và tử vong cho trẻ em Trung Quốc gây ảnh hưởng lớn đến NTD Việt Nam vì phần lớn nguyên liệu sữa được nhập khẩu từ Trung Quốc. Các cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa đã không thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình, để sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng tràn lan trên thị trường, vi phạm quyền và lợi ích của NTD. Ngoài ra, các sản phẩm sữa kém chất lượng cũng đang được bán khắp nơi trên thị trường. Qua đợt điều tra khảo sát của Hội VINATAS tại một số tỉnh phía Nam với kết quả có 30% mẫu thử nghiệm có hàm lượng đạm thấp dưới 10%, thậm chí có những mẫu có hàm lượng đạm thấp hơn 2%. Tuy nhiên, các cơ sở vi phạm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt rất thấp. Những hành vi này đã gây thiệt hại rất lớn cho NTD nhưng những doanh nghiệp này vẫn chưa bị xử lí nghiêm minh đã làm cho NTD rất bất bình [44].

71

Các vụ việc liên quan đến CLSPHH chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện sai phạm của doanh nghiệp mà chưa có biện pháp xử lí đến cùng, quyền lợi của NTD chưa được bảo đảm, nếu những hành vi này bị xử lí thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ hoà giải giữa NTD và người cung ứng sản phẩm. Đây là những thiệt thòi cho NTD khi họ không được cảnh báo trước về chất lượng sản phẩm. Có lẽ những hành vi này chưa được xử lí nghiêm minh nên việc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NTD không ngừng bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 74)