Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hạ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)

Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Theo BLDS 2005, trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi NTD thì: “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.” [34, Điều 630]. Do đó, khi đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chủ thể theo pháp luật dân sự thì mọi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đều có thể trở thành chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do hàng hóa có

49

khuyết tật gây ra cho NTD. Luật BVQLNTD quy định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH là:

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;

b) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa;

c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;

d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm BTTH quy định tại các điểm a, b và c khoản này [40, Điều 23].

Luật CLSPHH quy định về BTHH do hàng hóa có khuyết tật gây ra rất cụ thể, chi tiết [37, Điều 10, Điều 12, Điều 16, Điều 61]. Theo đó, người sản xuất, nhập khẩu phải BTTH cho NTD trong trường hợp hàng hoá gây thiệt hại do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu không đảm bảo chất lượng hàng hoá. Người bán hàng phải bồi thường cho NTD trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không đảm bảo CLSPHH [37, Điều 62].

Xác định được chủ thể chịu trách nhiệm BTTH có ý nghĩa quan trọng, bởi chỉ khi nào xác định rõ người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có chuỗi chủ thể tham gia cung ứng sản phẩm thì yêu cầu bồi thường của NTD mới có thể thực hiện được, nếu không các chủ thể sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ví dụ, người sản xuất tạo ra hàng hóa có khuyết tật nhưng người thứ ba bán sản phẩm đó và có một doanh nghiệp mua lại hàng hóa đó để nhập khẩu và bán cho NTD trong nước…Trong trường hợp này cần xác định người sản xuất hay người nhập khẩu trực tiếp phải chịu trách nhiệm BTTH thì NTD mới có cơ sở để yêu cầu BTTH.

50

Quy định chủ thể là tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại chịu trách nhiệm BTTH phù hợp với tổ chức, hoạt động thương mại của tổ chức, cá nhân đó. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có quyền nhượng quyền thương mại cho tổ chức, cá nhân khác gia công hàng hóa mang tên thương mại hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của mình. Tổ chức, cá nhân nhượng quyền thương mại hoặc cho tổ chức, cá nhân khác gia công hàng hóa phải bảo đảm chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác sản xuất được mang tên thương mại hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của mình. Đây là quy định vừa bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân vừa bảo đảm quyền lợi của NTD.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)