Do hoàn cảnh đặc biệt của nước ta thời kỳ này vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh, đất nước mới bắt đầu tái thiết lại trên mọi lĩnh vực, do đó
29
nhu cầu của người dân mới được đáp ứng ở mức tối thiểu nên việc BVQLNTD nói chung và xác định trách nhiệm BTTH cho NTD nói riêng hầu như chưa được đề cập tới và quan tâm đúng mức. Các quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật gây phương hại cho NTD chủ yếu được điều chỉnh bởi các quy định hành chính hoặc hình sự: chẳng hạn trong Bộ luật Hình sự năm 1985 một số hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây phương hại đến cho NTD như tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả (Điều 167), tội lừa dối khách hàng (Điều 170), tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất (Điều 177). Đây là các hành vi xâm phạm đến các quyền lợi của NTD và có thể gây thiệt hại cho họ nhưng dưới góc độ luật hình sự thì các hành vi này phải ở một mức độ nhất định gây thiệt hại lớn cho xã hội về kinh tế… và chủ thể thực hiện các hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự trong đó có trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi NTD chưa được đề cập tới. Một số văn bản pháp luật đề cập tới vấn đề BVQLNTD nói chung và quy định trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong giai đoạn này là: Hiến pháp 1992 với Điều 28, Điều 74; Pháp lệnh số 49/1991/PL-UBTVQH ngày 02/01/1991 quy định về chất lượng hàng hoá; Pháp lệnh số 43-LCT/HĐNN của Hội đồng nhà nước ban hành ngày 16/07/1990 về đo lường; Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/04/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả; BLDS 1995 (Điều 310, Điều 609 - Điều 616, Mục I, chương V quy định chung về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và Điều 632); Luật Thương mại năm 1997… Nhìn chung, các quy định của pháp luật thời kỳ này về xác định trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ do sản xuất, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng còn tản mạn, vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy mà đòi hỏi phải xây dựng hoàn thiệt hơn hệ thống pháp luật về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD.
30