Nhiều quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 68)

hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn nhau.

Thứ nhất, về đối tượng của trách nhiệm

Điều 23 Luật BVQLNTD quy định trách nhiệm BTTH chỉ áp dụng với hàng hóa có khuyết tật mà gây thiệt hại, chứ không phải với hàng hóa không bảo đảm chất lượng và phải là hàng hóa đã qua chế biến mà có khuyết tật. Tuy nhiên, luật chưa quy định rõ hàng hóa loại nào có khuyết tật thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm.

Theo khoản 3 Điều 3 LBVNTD quy định hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ mà gây thiệt hại cho NTD thì phát sinh trách nhiệm bồi thường ở người cung cấp hàng hóa. Theo quy định này thì hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa được hình thành qua sơ chế, xử lý, chế biến… Như vậy, trách nhiệm BTTH chỉ áp dụng đối với hàng hóa là đối tượng của trách nhiệm này chỉ là động sản (xe máy, tủ lạnh, ti vi, thực phẩm, thuốc chữa bệnh) hay cả bất động sản mà phổ biến là nhà ở sản xuất hàng loạt (nhà chung cư…), công trình xây dựng khác - hàng hóa đơn lẻ (biệt thự, khách sạn…). Trong khi đó, hàng hóa là bất động sản được tạo ra bởi nhiều chủ thể khác nhau do nhiều luật chuyên ngành chi phối (như Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…). Hàng hóa là bất động sản theo quy định của pháp luật, thương nhân kinh

63

doanh phải thực hiện chế độ bảo hành bắt buộc. Do vậy, việc BVQLNTD đối với hàng hóa là bất động sản thực hiện theo pháp luật dân sự và quy định riêng của pháp luật về xây dựng không tạo được sự cân bằng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa với CLSPHH. Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành thì sản phẩm có thể là bất động sản, trong khi đó bất động sản đã được hệ thống các văn bản chuyên ngành quy định và thực hiện chế độ bảo hành bắt buộc để bảo vệ NTD

Luật CLSPHH định nghĩa “sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng” [37. Điều 3]. Như vậy, động sản và bất động sản đều là kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, cả động sản và bất động sản đều là đối tượng của trách nhiệm này. Theo Luật BVQLNTD thì hàng hóa có khuyết tật phải là hàng hóa được hình thành qua sơ chế, xử lý, chế biến. Sản phẩm là đối tượng của trách nhiệm này bao gồm những động sản được sản xuất hoặc chế biến không phụ thuộc vào phương thức sản xuất ra chúng. Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khoáng sản mà chưa được chế biến thì không phải là đối tượng của trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD [43, tr. 44].

Thứ hai, quy định về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật và

hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại trong các luật không rõ ràng. Theo Luật BVQLNTD quy định hàng hóa có khuyết tật mới làm phát sinh trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đối với CLSPHH mà không phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân đó có lỗi hay không có lỗi trong việc tạo ra khuyết tật của hàng hóa.

Một số luật hiện hành quy định hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho NTD cũng làm phát sinh trách nhiệm của chủ thể đã cung cấp hàng hóa đó. Theo Luật CLSPHH, người sản xuất, người nhập khẩu,

64

người bán hàng phải chịu trách nhiệm về hàng hóa không bảo đảm chất lượng của mình gây ra thiệt hại cho NTD, nếu có lỗi [37]. Luật Dược lại quy định cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thuốc, cơ sở bán buôn thuốc, người bán lẻ, chủ cơ sở bán lẻ thuốc có nghĩa vụ BTTH trong trường hợp có thiệt hại do lỗi của mình gây ra [56].

Thứ ba, về chủ thể chịu trách nhiệm

Luật BVQLNTD quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm BTTH cho NTD do hàng hóa có khuyết tật gây ra. Theo quy định này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đồng nghĩa với người sản xuất, người nhập khẩu, người bàn hàng không, có bao gồm tổ hợp tác, hộ gia đình không. Người bán buôn, bán lẻ trong Luật Dược có phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa hay không. Luật BVQLNTD quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là “cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh” [40, Điều 3] không thống nhất với quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại: “Cá nhân là thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [49].

Thứ tư, quy định về tính chất của trách nhiệm này trong các luật là mâu

thuẫn nhau

Theo Điều 630 BLDS 2005 thì trách nhiệm BTTH cho NTD là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, theo Luật BVQLNTD thì doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho NTD (có thể là người mua hoặc người sử dụng hàng hóa) mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, không phụ thuộc vào các bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng. Như vậy, quy định về tính chất của trách nhiệm trong BLDS và Luật BVQLNTD không thống nhất với nhau.

65

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 68)