Kinh nghiệm pháp luật quốc tế và một số nƣớc trên thế giới về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 36)

trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

Hệ thống các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm xuất hiện từ rất lâu với tư cách là những quy định trong pháp luật dân sự nhằm giải quyết trách nhiệm BTTH của người sản xuất đối với người sử dụng [43, tr. 41]. Trách nhiệm sản phẩm ra đời đầu tiên ở Mỹ vào năm 1976, sau đó phát triển

31

sang các nước châu Âu và đến nay đã được nhiều quốc gia quan tâm xây dựng. Năm 1985, Cộng đồng châu Âu ban hành Chỉ thị 85 về trách nhiệm sản phẩm và các nước sau những năm 1990 như Philippin năm 1992, Trung Quốc năm 1993, Nhật Bản năm 1994, Đan Mạch năm 1994, Malaysia năm 1999, Latsvia năm 2000, Hàn Quốc năm 2001, Thái Lan năm 2009 [9]…Do vậy, trên thế giới, chế định trách nhiệm sản phẩm cũng được xem là lĩnh vực pháp luật mới so với chế định trách nhiệm BTTH theo hợp đồng cũng như BTTH ngoài hợp đồng. Chế định trách nhiệm sản phẩm ra đời trên cơ sở chế định BTTH ngoài hợp đồng.

Nghiên cứu pháp luật của Liên minh châu Âu và một số nước, có thể thấy một số đặc điểm có thể vận dụng cho việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD của Việt Nam:

Thứ nhất, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm các nước thuộc Cộng

đồng châu Âu, phần lớn các quốc gia Đông Âu (Bungari, Hungari, Séc, Ba Lan, Slovenia…), Nga, một số nước ASEAN (Philippin, Thái Lan, Malaysia…cũng như các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc…cơ bản xây dựng trên cơ sở sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại cho NTD, không phụ thuộc vào lỗi của nhà sản xuất. Đây là cơ sơ để hình thành chế định trách nhiệm sản phẩm độc lập với chế định BTTH ngoài hợp đồng.

Một số các quốc gia Châu Âu, các quốc gia châu Á có rất ít quy định khác biệt với Chỉ thị 85 về trách nhiệm sản phẩm. Một số khác biệt nếu có chỉ về những nội dung chi tiết của trách nhiệm sản phẩm, chứ không khác về nguyên tắc, tính chất và điều kiện của trách nhiệm. Ví dụ, Thụy Điển không xem điện năng là sản phẩm; Philippin quy định sản phẩm không những là động sản mà còn cả dịch vụ; Thái Lan, Thụy Điển không sử dụng thuật ngữ “sản phẩm có khuyết tật” mà sử dụng thuật ngữ “sản phẩm không an toàn”;

32

Thái Lan, còn quy định thiệt hại về tinh thần do sản phẩm có khuyết tật gây ra là sự đau đớn, đau khổ, sợ hãi, lo lắng, tuyệt vọng, những xấu hổ hay bất kỳ sự thiệt hại về tinh thần nào có tác dụng tương tự; Hoa Kỳ cũng cho rằng thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra bao gồm cả thiệt hại về tinh thần, điều này thể hiện trong vụ kiện một người tiều phu đã kiện hãng Hitachi Nhật Bản đòi bồi thường cho cá nhân anh ta là 15 nghìn đô la vì việc anh ta sử dụng cưa của hãng Hitachi để đốn gỗ nên bị đứt ba ngón tay và bồi thường cho vợ anh ta 3 nghìn đô la vì sự sợ hãi của vợ anh ta. Đây là cơ sở pháp lý thuận lợi để bảo vệ thống nhất quyền lợi NTD và thúc đẩy thương mại quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong mấy thập kỷ gần đây [9].

Có thể thấy, xu hướng chung của các quốc gia đã ban hành Luật trách nhiệm sản phẩm đều dựa trên nguyên tắc trách nhiệm không phụ thuộc vào yếu tố lỗi. Bởi lẽ, chỉ khi dựa trên nguyên tắc này mới có thể giải quyết được vấn đề giảm thiểu rủi ro do các sản phẩm có được trong quá trình hiện đại hóa sản xuất và tiến bộ kỹ thuật. Đây là một kinh nghiệm mà nước đi sau như Việt Nam cần học tập trong quá trình hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, không nên có nhiều quy định không thống nhất liên quan đến trách nhiệm sản phẩm ở nhiều văn bản khác nhau, cũng như có nhiều quy định về nội dung của trách nhiệm này khác biệt với thông lệ quốc tế trong thời kỳ Việt Nam ngày càng hội nhập khu vực và quốc tế sâu, rộng.

Thứ hai, pháp luật trách nhiệm sản phẩm ở các nước quy định trách

nhiệm sản phẩm phát sinh không phụ thuộc vào các bên có quan hệ hợp đồng hay không nên các nước không xem trách nhiệm này thuộc chế định trách nhiệm theo hợp đồng cũng như chế định trách nhiệm ngoài hợp đồng.

Trước khi chế định trách nhiệm sản phẩm ra đời thì trách nhiệm BTTH của nhà sản xuất tuân thủ các quy định về BTTH ngoài hợp đồng của pháp luật dân sự, trong đó một điều kiện bắt buộc để trách nhiệm này phát sinh là

33

nhà sản xuất phải có lỗi trong việc tạo ra sản phẩm gây thiệt hại cho người khác. Ví dụ, Điều 709 BLDS Nhật Bản quy định trách nhiệm này phát sinh khi người gây thiệt hại có lỗi về những khuyết tật của sản phẩm [20, tr. 708].

Trách nhiệm sản phẩm là loại trách nhiệm không phụ thuộc vào lỗi nên đa số các nước đã quy định trong một đạo luật riêng, không quy định chung trong BLDS. Tuy nhiên, phụ thuộc vào truyền thống lập pháp, đặc điểm văn hóa, xã hội khác nhau nên có nước quy định trách nhiệm đối với sản phẩm khuyết tật trong Luật bảo vệ NTD (Anh, Phillipin, Malaysia…) hoặc đạo luật riêng về chất lượng (Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Hungari, Ba Lan, Phần Lan…) hoặc quy định nguyên tắc trong BLDS nhưng quy định chi tiết trong các đạo luật chuyên ngành (Pháp). Dù có được quy định trong các đạo luật chuyên ngành nhưng trách nhiệm sản phẩm vẫn là một loại trách nhiệm dân sự nên các nguyên tắc của pháp luật dân sự vẫn được áp dụng để giải quyết trách nhiệm này.

Ở Việt Nam, hiện nay, trách nhiệm này được quy định trong BLDS dưới dạng trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD và được xem là một dạng của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng [34, tr. 289]. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của trách nhiệm này lại được quy định trong Luật BVQLNTD, chứ không phải trong Luật CLSPHH.

Thứ ba, để đề cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp sản

phẩm cho NTD, đồng thời tạo cơ chế pháp lý để NTD bảo vệ quyền lợi của mình, hệ thống pháp luật của phần lớn các quốc gia có sự phân định rõ ràng ba bộ phận pháp luật khác nhau: pháp luật về an toàn sản phẩm (trách nhiệm bảo đảm an toàn sản phẩm); pháp luật về trách nhiệm sản phẩm (trách nhiệm của nhà sản xuất với sản phẩm không an toàn) và pháp luật về bảo vệ NTD (cơ chế bảo vệ NTD).

34

Pháp luật về bảo đảm an toàn sản phẩm là lĩnh vực luật công được điều chỉnh bằng biện pháp can thiệp của nhà nước vào các hành vi của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn để cung cấp cho xã hội. Trong khi đó, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm thuộc lĩnh vực luật tư với biện pháp đặc trưng của pháp luật dân sự là BTTH để khôi phục các thiệt hại đã gây ra cho NTD. Theo trách nhiệm này, nhà sản xuất khi đưa sản phẩm không an toàn ra thị trường mà gây thiệt hại cho NTD thì phải BTTH.

Xuất phát từ tính chất của hai nhóm quan hệ về chất lượng sản phẩm cần nên cần được điều chỉnh trong các đạo luật khác nhau. Cộng đồng châu Âu đã ban hành hai chỉ thị về lĩnh vực này là Chỉ thị 85 về trách nhiệm sản phẩm và Chỉ thị 95 về an toàn chung của sản phẩm.

Ở Việt Nam hiện nay, các nội dung của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm được quy định chủ yếu trong Luật BVQLNTD. Luật CLSPHH quy định hai nội dung là an toàn sản phẩm (trách nhiệm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm) và trách nhiệm bồi thường khi sản phẩm gây thiệt hại (bồi thường khi sản phẩm gây thiệt hại cho NTD).

Tuy phần lớn các nội dung của Luật CLSPHH quy định về trách nhiệm sản phẩm nhưng nguyên tắc cơ bản nhất của trách nhiệm này - trách nhiệm phát sinh không phụ thuộc lỗi của nhà sản xuất lại không được Luật này quy định mà được quy định trong Luật BVQLNTD, một lĩnh vực pháp luật “đứng về phía người tiêu dùng”. Thực trạng này vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế mà quan trọng hơn là tạo ra sự chồng chéo và không hiệu quả trong việc điều chỉnh về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm, hàng hóa đã cung cấp cho NTD. Do vậy, cần xem xét hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng xây dựng Luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với CLSPHH và Luật bảo đảm an toàn sản phẩm như các nước đã làm để thay thế cho Luật CLSPHH hiện hành.

35

Việt Nam đã có các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trách nhiệm pháp lý này nhưng quy định còn lẫn lộn, chồng chéo. Luật BVQLNTD lại quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, trong khi đó Luật CLSPHH vừa quy định về an toàn sản phẩm vừa quy định về trách nhiệm sản phẩm lại thiếu quy định cơ bản nhất về nguyên tắc của trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm không phụ thuộc vào lỗi của nhà sản xuất. Việt Nam cần hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật này theo hướng ban hành ba đạo luật điều chỉnh ba lĩnh vực quan hệ xã hội khác nhau này.

Thứ tư, xu thế mở rộng đối tượng của trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ

đầy đủ hơn quyền lợi của NTD. Luật trách nhiệm sản phẩm các nước đều quy định trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm do mình sản xuất ra. Trong thời đại toàn cầu hóa, sản phẩm của mỗi quốc gia mang đến cho NTD ở các quốc gia khác không có giới hạn về biên giới như trước đây. Trong tư pháp quốc tế, ở đa số các nước, người xuất khẩu cũng có thể phải chịu trách nhiệm về những khuyết tật của sản phẩm đối với người sử dụng ngoài những nghĩa vụ về bảo đảm chất lượng hàng hóa trước phía bên kia của hợp đồng mua bán quốc tế. Chịu trách nhiệm về sản phẩm, thông thường được quy định bởi một đạo luật cụ thể của nước người bị thiệt hại. Cho nên, những nguyên lý của tư pháp quốc tế khó có thể được áp dụng cho những vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm. Vì vậy, người ta dựa trên nguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi (lex coci delicti comissi) để áp dụng cho trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nơi thực hiện hành vi sản xuất, nhưng nơi thiệt hại xảy ra diễn ra tại nước người nhập khẩu. Điều này dẫn đến một hệ quả là nhà sản xuất của hàng hóa có khuyết tật có thể phải chịu trách nhiệm không chỉ theo pháp luật tại nơi mà họ có cơ sở sản xuất mà còn chịu trách nhiệm tại nước người nhập khẩu, nơi có thiệt hại xảy ra. Ví dụ, nếu hàng hóa được sản xuất tại Đức và bán tại Hoa Kỳ thì luật của Đức và luật của Hoa Kỳ đều có

36

khả năng áp dụng cho trường hợp tương ứng. Điều này dẫn đến xung đột nhất định trong việc giải quyết những vụ việc cụ thể vì pháp luật của các nước sẽ quy định khác nhau. Các vụ kiện thường xảy ra khi xuất khẩu vào thị trường khó tính, nhất là thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Trên thực tế, tại các nước công nghiệp phát triển, người bị thiệt hại thường kiện trực tiếp đến tòa án có thẩm quyền của nước họ và tòa án sẽ căn cứ vào luật nơi tòa án xét xử vụ kiện (lex foxi) để giải quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay cả Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế cũng không ràng buộc trách nhiệm đối với người xuất khẩu. Điều 5 của Công ước quy định rõ những thiệt hại rõ ràng do trách nhiệm sản phẩm chẳng hạn như chết người, bị thương, theo Công ước sẽ không được bồi thường.

Hiện nay, những hàng hóa có chất lượng kém từ nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc, như thực phẩm gây tác hại đến sức khỏe của NTD cần phải có cơ sở pháp lý để khởi kiện và yêu cầu đòi bồi thường thỏa đáng. Điều này cũng có tác dụng răn đe những người sản xuất hoặc cung cấp hàng kém chất lượng có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tài sản của ngưởi sử dụng.

37

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 36)