Những ƣu điểm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 66)

Thứ nhất, BLDS đã có những quy định mang tính nguyên tắc chung

trong hệ thống luật tư cũng đã có những quy định mang tính “đột phá” là: Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó [34, Điều 604]. Với quy định này, BLDS đã mở đường cho sự ra đời và phát triển của

61

chế định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với CLSPHH. Trên cơ sở đó, Luật BVQLNTD quy định các nội dung đặc thù về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với CLSPHH mà không áp dụng cho trách nhiệm do vi phạm quyền lợi của NTD nói chung. Khoản 3 Điều 23 Luật BVQLNTD thể hiện nguyên tắc này: “Việc BTTH được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự” [40, Điều 23].

Với các quy định trên thì BLDS năm 2005 (các quy định chung về trách nhiệm) là luật chung, Luật BVQLNTD là luật chuyên ngành về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD. Theo nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, nếu luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng quy định đó của luật chuyên ngành, trường hợp luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của luật chung.

Thứ hai, pháp luật hiện hành quy định về trách nhiệm BTHH do hàng

hóa có khuyết tật gây ra cho NTD là một loại trách nhiệm dân sự đặc biệt, không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Theo quy định này, NTD không phải chứng minh lỗi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa có khuyết tật. Đây là bước phát triển mới, tiến bộ, theo quan điểm của pháp luật các nước phát triển.

Thứ ba, các quy định về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật

gây ra cho NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam là cơ sở pháp lý để phân biệt với các loại trách nhiệm khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với hàng hóa đã cung cấp cho NTD như với trách nhiệm do vi phạm quyền lợi của NTD, với trách nhiệm bảo hành, bảo đảm CLSPHH theo hợp đồng. Mặc dù là lĩnh vực pháp luật mới trong hệ thống pháp luật của nước ta nhưng các quy định của trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD đều được điều chỉnh trong các đạo luật, chứ không có trong văn bản dưới luật như một số lĩnh vực pháp luật mới khác. Điều này không

62

những có giá trị pháp lý cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mà còn thể hiện vị trí quan trọng của vấn đề CLSPHH trong sự phát triển của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu cấp bách về vấn đề an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng con người.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 66)