Vẫn còn nhiều “khoảng trống” của pháp luật về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 71)

BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD

Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường

Luật quy định người sản xuất phải bồi thường khi hàng hóa có khuyết tật gây ra thiệt hại. Theo quy định này, người sản xuất không phân biệt là sản xuất toàn bộ hay một bộ phận sản phẩm. Trên thực tế, trong điều kiện phân công lao động, chuyên môn hóa ngày càng cao và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay thì một sản phẩm hoàn chỉnh đến NTD có thể là kết quả của nhiều nhà sản xuất. Do vậy, cần có sự công bằng giữa các nhà sản xuất, theo đó nhà sản xuất này tạo ra khuyết tật của hàng hóa, không phụ thuộc sản xuất ra thành phẩm hay sản xuất ra một bộ phận cấu thành của sản phẩm đều phải chịu trách nhiệm.

Pháp luật Việt Nam chưa định các chủ thể được xem là nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do họ làm ra phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất ở nước ta hiện nay và theo pháp luật các nước.

Thứ hai, chưa quy định thời điểm sản phẩm được xem là đã đưa vào

lưu thông

Đây là nội dung quan trọng bởi vì các sản phẩm, hàng hóa dù đã được sản xuất ra nhưng chưa đưa vào lưu thông mà gây thiệt hại thì không thể quy kết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa này. Tuy nhiên, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam chưa quy định thế nào là sản phẩm được xem là đã đưa vào lưu thông. Điều này cũng có nghĩa là chưa xác định được thời điểm tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa.

Thứ tư, chưa quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH

Luật CLSPHH quy định thời hiệu khởi kiện là 2 năm đối với sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng và 5 năm, kể từ ngày giao hàng đối với sản

66

phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng [37]. Điều 427, Điều 607 BLDS quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm [34]. Luật BVQLNTD quy định viện dẫn thời hiệu khởi kiện theo pháp luật về dân sự. Tuy nhiên, pháp luật dân sự được hiểu là BLDS hay quy định về thời hiệu khởi kiện trong Luật CLSPHH vì đây cũng là quy phạm pháp luật dân sự. Điều này, gây khó khăn cho Tòa án và NTD trong việc truy cứu trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 71)