Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 30)

1.1.2.4. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng

Thứ nhất, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD là loại trách nhiệm bồi thường đặc thù, không nằm trong giới hạn BTTH theo trách nhiệm hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng, trách nhiệm này phát sinh không dựa vào yếu tố lỗi. Đây là một loại trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability). Theo nguyên tắc này, trách nhiệm BTTH phát sinh không phụ thuộc vào lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa trong việc sản xuất và cung cấp hàng hóa. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, pháp luật mới có quy định hai trách nhiệm khác phát sinh không căn cứ vào yếu tố lỗi. Đó là trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra [34, Điều 623] và trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường [34, Điều 624]. Trách nhiệm nghiêm ngặt là cơ sở thuận lợi nhất cho việc kiện đòi BTTH theo chế định trách nhiệm sản phẩm. Để khởi kiện theo cơ sở này, người khởi kiện không cần chứng minh có hay không có sự cẩu thả của nhà sản xuất, có hay không có nghĩa vụ đảm bảo. Người khởi kiện chỉ cần chứng minh rằng sản phẩm kém chất lượng, nguy hiểm một cách phi lý và thực tế đã gây thiệt hại.

Thứ hai, chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây

ra cho NTD là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc người gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trực tiếp cung cấp hàng hóa cho NTD thì phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp không xác định được các chủ thể nêu trên. Như vậy, chủ thể chịu trách nhiệm BTTH là chủ thể tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ sản

25

xuất ra thị trường đến tay NTD. Chủ thể đó có thể có mối liên hệ trực tiếp hoặc không có mối liên hệ trực tiếp với NTD.

Thứ ba, cơ sở để xác định trách nhiệm là căn cứ vào khuyết tật của

hàng hóa và thiệt hại do hàng hóa đó gây ra cho NTD. Khuyết tật của hàng hóa có thể phát sinh do thiết kế kỹ thuật, do sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ hoặc phát sinh trong quá trình sử dụng. Hay nói cách khác, hàng hóa bị coi là khuyết tật khi nó không bảo đảm an toàn cho NTD. Tuy nhiên, nếu khả năng nhận biết về tính không an toàn vượt quá mức độ mà sự phát triển khoa học, kỹ thuật tại thời điểm đó cho phép nhận biết thì sự không an toàn vượt quá khả năng nhận biết đó không bị coi là khiếm khuyết. Như vậy, cũng giống như các trách nhiệm bồi thường khác trong pháp luật dân sự, việc BTTH cũng phải dựa vào các yếu tố như có tồn tại của khuyết tật, có thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa khuyết tật và thiệt hại.

Thứ tư, trách nhiệm này không căn cứ vào ràng buộc hợp đồng giữa

NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong trường hợp NTD chỉ sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua thì trách nhiệm BTTH cũng được áp dụng trong trường hợp hàng hóa đó có khuyết tật gây ra thiệt hại cho NTD. Với mục đích bảo vệ người yếu thế - NTD trong quan hệ tiêu dùng, pháp luật không thừa nhận thỏa thuận của các bên về việc miễn hoặc giảm trách nhiệm đối với thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa khuyết tật gây ra. Như vậy, không giống các trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng khác, trách nhiệm này không thừa nhận thỏa thuận miễn, giảm trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đã cung cấp hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại cho NTD.

Thứ năm, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho

NTD là trách nhiệm khách quan. Trách nhiệm này đặt trọng tâm là sản phẩm, hàng hóa khuyết tật (yếu tố khách quan) khác với trọng tâm là lỗi (yếu tố chủ

26

quan) trong các trách nhiệm BTTH khác được quy định trong BLDS. Khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong bất cứ giai đoạn của chu trình sản xuất đến khi sản phẩm, hàng hóa được coi là được đưa vào lưu thông thì đều làm phát sinh trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa. Khi sản phẩm, hàng hóa khuyết tật là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho NTD thì phát sinh trách nhiệm bồi thường nên khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa được xem là yếu tố cấu thành quan trọng của trách nhiệm này.

Thứ sáu, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD

có thể là trách nhiệm riêng lẻ hoặc trách nhiệm liên đới. Nếu khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa do nhiều tổ chức, cá nhân tạo nên thì các tổ chức, cá nhân này chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại đã gây ra cho NTD. Theo trách nhiệm liên đới, NTD bị thiệt hại có thể yêu cầu bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trong số các tổ chức, cá nhân đã tạo ra sản phẩm, hàng hóa khuyết tật có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trường hợp, khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa do một tổ chức, cá nhân tạo ra hoặc chỉ xác định được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc người bán lẻ sản phẩm, hàng hóa thì tổ chức, cá nhân này chịu trách nhiệm độc lập về toàn bộ các thiệt hại trước NTD. Trách nhiệm này dù là trách nhiệm riêng lẻ hay trách nhiệm liên đới, chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh đã cung cấp hàng sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật.

Thứ bảy, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD

là trách nhiệm tương đối vì tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa có khuyết tật có thể được miễn trừ trách nhiệm trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do NTD tạo ra khuyết tật hoặc trình độ khoa học tại thời điểm tạo ra sản phẩm không cho phép phát hiện ra khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa.

27

Thứ tám, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD

chỉ hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi sản phẩm, hàng hóa được sản xuất để sử dụng trong một thời hạn nhất định, trong thời gian đó việc sử dụng sẽ bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Do vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa chỉ chịu trách nhiệm về thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa khuyết tật gây ra cho NTD trong thời hạn là “tuổi đời” của sản phẩm. Thời gian đó được tính từ khi sản phẩm, hàng hóa được đưa vào lưu thông là thời điểm tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa từ bỏ quyền chiếm hữu của mình đối với sản phẩm, hàng hóa.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 30)