Phân tích kết quả dữ liệu thứ cấp của công ty TNHH MỹPhẩm Marado

Một phần của tài liệu Nâng cao năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh tại công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado (Trang 30)

c. Tổng quan về năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinhdoanh của công ty TNHH Mỹ Phẩm Mardo

3.3.1.Phân tích kết quả dữ liệu thứ cấp của công ty TNHH MỹPhẩm Marado

kinh tế chững lại như hiện nay cùng với đó sự cạnh tranh trên thị trường sẽ càng căng thẳng hơn. Nhân viên trực tiếp kinh doanh là người trực tiếp tiếp xúc với thị trường và là người am hiểu rõ nhất diễn biến trên thị trường. Nhân viên trực tiếp kinh doanh phải nhận biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, có những điểm mạnh điểm yếu như thế nào? Nhân viên trực tiếp kinh doanh chưa chú trọng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và xác định thị trường và khách hàng mục tiêu mà mình cần đạt tới. Đối với khách hàng mà công ty Marado hướng tới là những khách hàng có thu nhập trung bình. Tuy nhiên còn tồn tại số lượng không nhỏ nhân viên trực tiếp kinh doanh vẫn chưa nắm bắt được tình hình này, vì vậy đã làm giảm năng suất lao động.

Khách hàng: Mối quan hệ với khách hàng là vô cùng quan trọng, nếu nhân viên trực tiếp kinh doanh tạo được lòng tin cho khách hàng và khai thác những khách hàng tiềm năng thì sẽ nâng cao được năng suất lao động. Vì khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm của công ty và mang lại doanh thu cho công ty vì vậy yếu tố khách hàng là vô cùng quan trọng. Nhân viên trực tiếp kinh doanh công ty Marado đã khéo léo trong việc tạo lòng tin cho khách hàng và tạo ra được những khách hàng trung thành với công ty Marado. Việc này đã làm tăng năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh.

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp về năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh tại công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado động của nhân viên trực tiếp kinh doanh tại công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado

3.3.1. Phân tích kết quả dữ liệu thứ cấp của công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado Marado

3.3.1.1. Phân tích tình hình nhân lực, cơ cấu lao động của công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado

Con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy việc phát huy được yếu tố con người hay không sẽ quất định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của con người đối với các hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải chú trọng tới công tác quản lý nhân sự. Sự thành công hay thất bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu quả sản xuất của người lao động vù chính con người sẽ tác động tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng tiêu thụ qua đó mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Qua các báo cáo của công ty thì tổng quan về tình hình nhân lực tại công ty Marado như sau:

Đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH Mỹ Phẩm MARADO có kết cấu như sau:

STT Bộ phận Số lượng (người)

1 Quản lý 26

2 Kế toán 6

3 Kỹ thuật 15

4 Nhân viên trực tiếp kinh doanh 36

5 Sản xuất 205

6 Tổng 288

(Nguồn: bộ phận văn phòng – Công ty TNHH Mỹ Phẩm MARADO)

Qua vào bảng 3.2 ta thấy với tình hình nhân lực hiện tại của công ty thì con số 26 người của đội ngũ quản lý còn khá là khiêm tốn so với tổng số 288 người. Theo quy định của nhà nước tỉ lệ lao động quản lý là 12%- 18%. Vì vậy công ty nên phân bổ lại để xây dựng bộ máy tổ chức vững chắc để phục vụ sự phát triển lâu dài của công ty. Đối với lao động quản lý và cán bộ công ty cử đi học dài hạn để nâng cao kiến thức một cách toàn diện hơn. Như vậy không những trình độ nhân viên ngày càng được nâng cao mà trình độ các cấp quản lý cũng ngày càng được hoàn thiện hơn giúp công tác tổ chức quản lý nhân viên trong công ty ngày càng tốt hơn qua đó có thể nâng cao năng suất lao động của công ty.

Bảng 3.3: Kết cấu lao động theo trình độ lao động năm 2012

Trình độ Số lượng (người) Tỉ trọng (%)

Đại học 9 3.125

Trung học, cao đẳng 57 19.79

Lao động phổ thông 222 77.085

Tổng 288 100

(Nguồn: bộ phận văn phòng – Công ty TNHH MỹPhẩm MARADO)

Qua bảng 3.3 ta thấy, trình độ nhân viên của công ty là bình thường do đặc thù kinh doanh là sản xuất. Trình độ đại học chiếm 3.125% chủ yếu làm công tác lãnh đạo; trình độ trung học và cao đẳng chiếm 19.79%, chủ yếu làm việc ở khối văn phòng, trình độ công nhân đã qua đào tạo là 77.085% chủ yếu làm việc ở khối sản xuất. Công ty tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo để tăng tỉ lệ lao động có trình độ trung học cao đẳng, không chỉ để nâng cao hiệu quả làm việc ở khối văn phòng mà còn nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng nhân viên trực tiếp kinh doanh sẽ nâng cao năng suất lao động của đội ngũ này từ đó tăng doanh thu cho công ty.

Bảng 3.4: Kết cấu lao động theo tỷ lệ Nam/Nữ Chỉ tiêu Số lượng(người) Tỷ trọng(%)

1.Nam 63 21.875

2.Nữ 225 78.125

3.Tổng 288 100

Bảng 3.4 cho thấy đội ngũ lao động của công ty lượng lao động nữ chiếm là chủ yếu (cụ thể: 78.125%) và đa số trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Vì vậy mà công ty phải chú trọng tới việc đào tạo và giải quyết chế độ thai sản, ốm đau, điều kiện lao động… để đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả. Lực lượng lao động nam chủ yếu được phân bổ vào đội ngũ nhân viên kinh doanh, lao động đứng máy.

Bảng 3.5: Tình hình tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm MARADO (2010 – 2012)

(Đơn vị: Người ) Tên phòng ban Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng kế toán 0 1 0 Phòng hành chính – nhân sự 1 0 0 Phòng sản xuất 0 1 1 Phòng kinh doanh 4 3 5 Đội bảo vệ 1 0 0

Công nhân sản xuất 28 36 24

Tổng 34 41 30

(Nguồn: Bộ phận văn phòng – Công ty TNHH MỹPhẩm MARADO)

Qua bảng 3.5 ta thấy lượng lao động cần tuyển chủ yếu qua các năm chủ yếu là đội ngũ nhân viên kinh doanh và công nhân sản xuất. Do công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về nhân lực cũng tăng lên. Đội ngũ nhân viên trực tiếp kinh doanh là lực lượng lao động trực tiếp mang về doanh thu cho công ty. Vì vậy công ty Marado cần chú trọng hơn vào công tác tuyển dụng đối với đối tượng lao động này.Cùng với đó Marado cũng nên điều chỉnh lại công tác đào tạo và trả công lao động của công ty để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng.

3.3.1.2. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado trong 3 năm 2010- 2012

Biểu 3.5: Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado qua các năm 2010- 2012

( Nguồn: Báo cáo tài chính – phòng Tài chính kế toán Công ty)

Qua biểu 3.5 trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây mặc dù thị trường có nhiều biến động cạnh tranh gay gắt nhưng do công ty liên tục đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, đầu tư vào nâng cấp nhà xưởng, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu, tuy chịu tác động của nền kinh tế và chính sách của nhà nước, doanh thu của công ty vẫn tăng nhẹ qua các năm. Sản phẩm của công ty là mỹ phẩm bậc trung nên chưa bị ảnh hưởng mạnh bởi người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng. Nhìn vào biểu 3.5 ta thấy:

Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng11,65% tương ứng tăng7.562 triệuđồng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 3,38% tương ứng tăng 2.448 triệu đồng.

Tổng chi phí năm 2011 so với năm 2010 tăng 8,16%, tương ứng tăng 4.426 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 7,36% tương ứng tăng 4.318 triệu đồng.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 29.46%, tương ứng tăng 2.352 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 14.57% tương ứng giảm 1.402,5 triệu đồng.

Từ số liệu trên ta thấy doanh thu và chi phí của công ty đều tăng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng 29.46% kết quả này phản ánh sự phát triển của công ty. Doanh thu và chi phí của năm 2012 đều tăng so với năm 2011, tuy nhiên lợi nhuận lại bị giảm đi. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong năm 2012 bị suy thoái đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm sút so với năm trước.

3.3.1.3. Phân tích năng suất lao động, năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh tại công ty TNHH Mĩ Phẩm Marado

Bảng 3.6: Bảng năng suất lao động và năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh

STT Các chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

CL TL(%) CL TL(%)

1 Tổng doanh thu Tỷ đ 64.886 72.448 74.896 7.562 11.65 2.448 3.38

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ 10.644 13.780 11.910 3.136 29.46 -1870 -14.57

3 Tổng quỹ lương Tỷ đ 4.8 6.88 5.69 2.08 42.62 -1.19 17.29

4 Ln/tổng quỹ lương 2.218 2.003 2.09 -0.215 -9.7 0.09 4.3

5 Tổng số lao động Người 256 264 288 8 3.12 24 9.09

6 Ln/tổng số lao động Tỷ đ/người 0.0416 0.0522 0.0414 0.0106 25.5 -0.0108 -20.7

7 NSLĐBQ Tỷ đ/người/năm 0.254 0.274 0.26 0.02 7.9 -0.014 -5.1

8 Tiền lương BQNV Tỷ đ/người/tháng 0.00156 0.00217 0.00165 0.00061 39.1 -0.00052 -23.96

9 Tổng quỹ lương NVTTKD Tỷ đ 0.84 1.08 1.28 0.24 28.57 0.2 18.5

10 Tổng số NVTTKD Người 28 31 36 3 10.7 5 16.1

11 Ln/tổng số NVTTKD Tỷ đ/ người 0.3801 0.4445 0.3308 0.0644 16.9 -0.1137 -25.57

12 NSLĐBQNVTTKD Tỷ đ/người/năm 2.317 2.337 2.08 0.02 0.8 -0.257 -10.9

13 Tiền lương BQNVTTKD Tỷ đ/người/tháng 0.0025 0.0029 0.00296 0.0004 16 0.00006 2.07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Tỉ suất tiền lương % 7.4 9.5 7.6 2.1 28.4 -1.9 -20

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Năng suất lao động bình quân tăng từ năm 2010 là 254 triệu đồng/người/năm đến năm 2012 là 260 triệu đồng/người/năm, năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh năm 2010 là 2.317 tỷ đồng/người/năm tuy nhiên đến năm 2012 chỉ còn 2.08 tỷ đồng/người/năm. Như vậy ta thấy xét về tổng thế ngoài việc công ty Marado chú trọng đến phát triển các sản phẩm mới nâng cao chất lượng hàng hóa mà còn chú trọng tới năng suất lao động của nhân viên trong toàn công ty, tuy nhiên năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh lại có sự giảm sút sau 3 năm. Đó là sự nhìn nhận chung tình hình tổng thể qua cả 3 năm nhưng so sánh theo từng năm thì ta có thể thấy rằng năng suất lao động bình quân của nhân viên của nhân viên trực tiếp kinh doanh năm 2011 là 2.337 tỷ đồng/người/năm tăng 0.02 tỷ đồng/người/năm tương đương với 0.8% so với năm 2010 là 2.317 tỷ đồng/người/năm. Số nhân viên trực tiếp kinh doanh năm 2011 là 31 nhân viên tăng 5 người tương ứng với tăng 10.7% so với năm 2010 là 28 nhân viên. Ta có thể thấy doanh thu và năng suất bình quân của nhân viên trực tiếp kinh doanh công ty Marado năm 2011 đều tăng so với năm 2010 tuy nhiên tốc độ gia tăng năng suất lao động nhân viên trực tiếp kinh doanh lại nhỏ hơn tốc độ gia tăng nhân viên. Điều này chứng tỏ ở giai đoạn này công ty Marado vẫn chưa chú trọng đến việc tăng năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh mà chỉ chú trọng đến việc gia tăng số lượng nhân viên. Năng suất lao động bình quân nhân viên trực tiếp kinh doanh năm 2012 là 2.08 tỷ đồng/người/năm giảm 0.257 tỷ đồng/người/năm tương ứng giảm 10.9% so với năng suất lao động bình quân nhân viên trực tiếp kinh doanh năm 2011. Ta thấy tuy doanh thu năm 2012 là 74.896 tỷ đồng tăng 2.448 tỷ đồng so với năm 2011, số nhân viên trực tiếp kinh doanh năm 2012 cũng tăng lên 5 nhân viên so với năm 2011, tuy nhiên năng suất lao động bình quân nhân viên trực tiếp kinh doanh lại giảm đi. Tại sao lại có sự giảm sút như vậy? Đó là do: thứ nhất do tình hình kinh tế năm 2012 khủng hoản gây giảm sút trong tiêu dùng, hàng hóa tiêu thụ ngày một khó khăn và công ty Marado cũng phải là trường hợp ngoại lệ chịu tác động của nền kinh tế ảm đạm này. Thứ 2, nói về thị trường mĩ phẩm hiện nay thì có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như các công ty nhập khẩu, vì vậy mà rất đa dạng về nguồn hàng nên việc cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt. Thứ 3, công ty Marado mới chỉ chú trọng đến năng suất lao động chung của toàn công ty mà chưa dành nhiều nguồn lực quan tâm đến nâng cao năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh.

Lợi nhuận/tổng quỹ lương năm 2010 là 2.218 tức là 1 đồng chi phí lương tạo ra 2.218 đồng lợi nhuận nhưng năm 2011 tỷ lệ này là 2.003 có nghĩa đã giảm 0.215 tương ứng với lợi nhuận do 1 đồng quỹ lương tạo ra giảm 0.215 đồng lợi nhuận và tương ứng giảm 9.7%. Năm 2012 tỷ lệ này đã tăng lên là 2.09 tăng so với năm 2011 là 0.09 tương ứng tăng 4.3%. Điều này chứng tỏ công tác sử dụng quỹ lương của công ty Marado đã được cải thiện hơn mà công tác sử dụng tiền lương ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong công ty như vậy công ty cần tăng cường công tác nâng cao năng suất lao động trong công ty từ đó giúp tăng cường hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của công ty làm cho tăng lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận/tổng số nhân viên trực tiếp kinh doanh năm tăng từ 0.3801 năm 2010 lên 0.4445 năm 2011 tương ứng tăng 16.9% chứng tỏ lợi nhuận do nhân viên trực tiếp kinh doanh tạo ra tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ này năm 2012 lại giảm đi 0.1137 so với năm 2011 tương ứng giảm 25,57% như vậy tỷ lệ sinh lợi của mỗi nhân viên trực tiếp kinh doanh lại giảm đi. Điều này có thể lý giải như sau: do sự khủng hoảng của nền kinh tế năm 2012 nên sức mua của người tiêu dùng giảm đi gây khó khăn trong việc công tác bán hàng của nhân viên, và do công ty chưa thực sự chú trọng tới hiệu quả lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh và các công tác hỗ trợ cho nhân viên trực tiếp kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy mà công ty Marado cần phải chú trọng đến việc nâng cao năng suất lao động của đội ngũ nhân viên trực tiếp kinh doanh để từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận cũng như chỗ đứng của công ty trên thị trường.

Tổng quỹ lương nhân viên trực tiếp kinh doanh tăng dần qua các năm với tỷ lệ khá cao, tổng quỹ lương năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0.24 tỷ đồng tương đương với tăng 28.57%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0.2 tỷ đồng tương ứng với tăng 18.5. Cùng với đó tiền lương bình quân nhân viên trực tiếp kinh doanh cũng tăng dần qua các năm, năm 2010 là 0.0025 tỷ đồng/người/tháng, năm 2011 là 0.0029 tỷ đồng/người/tháng, năm 2012 là 0.00296 tỷ đồng/người/tháng. Đây là dấu hiệu tốt trong công tác sử dụng quỹ lương và cũng là sự đãi ngộ tốt của công ty đối với nhân viên trực tiếp kinh doanh, tạo tinh thần phấn đấu làm việc và gắn bó với công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng suất lao động của nhân viên trực tiếp kinh doanh tại công ty TNHH Mỹ Phẩm Marado (Trang 30)