Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân và tiến trình cải cách DNNN

Một phần của tài liệu huy động vốn thông qua hình thức công ty cổ phần đại chúng (Trang 30)

TƯ NHÂN VÀ TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH DNNN

Lược lại quá trình phát triển hoạt động huy động vốn thơng qua loại hình cơng ty cổ phần, chúng ta hãy bắt đầu bằng quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam vào năm 1986. Vào thời điểm này sự phát triển và đĩng gĩp của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đối với nền kinh tế cịn yếu, mơi trường kinh doanh vẫn cịn theo quán tính của nền kinh tế bao cấp trước đĩ: Chính phủ tiếp tục ưu tiên cho khoảng hơn 6.000 DNNN cho đến mãi giữa những năm 1990.

Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm trong thập kỷ 90 với sự ra đời của Luật Cơng ty, mơi trường kinh doanh cho thành phần kinh tế ngồi quốc doanh của Việt Nam đã cĩ những cải thiện đáng kể, đáng chú ý nhất là vào tháng 1 năm 2000, Luật Doanh nghiệp bắt đầu cĩ hiệu lực, đánh dấu một kỷ nguyên mới, giúp cải thiện một cách mạnh mẽ mơi trường kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh của Việt Nam.

Cùng với sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, từ năm 1999 cũng đã cĩ một số thay đổi tích cực về cải cách DNNN, như sự ban hành nghị định 44 ngày 29 tháng 6 năm 1998, nghịđịnh 64 ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần và các điều luật, quy định quản lý hoạt động huy động vốn cổ phần.

Những thay đổi này đã giúp hoạt động huy động vốn cổ phần ở Việt Nam cĩ những bước chuyển biến mạnh mẽ.

Vào tháng 12 năm 2001, trong các sửa đổi về hiến pháp Việt Nam của Quốc hội, khu vực kinh tế tư nhân đã chính thức được cơng nhận là một trong các nhân tố chủ chốt của nền kinh tế quốc gia. Điều này cĩ thể được nhìn nhận như một bằng chứng với số lượng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tăng trưởng khơng ngừng. Tuy nhiên, đĩng gĩp của thành phần kinh tế tư nhân vẫn cịn tương đối nhỏ trong bức tranh tồn cảnh của nền kinh tế, chiếm khoảng 10% tổng GDP của Việt Nam.

Số lượng và sựđĩng gĩp của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam cũng đã được bổ sung nhờ chương trình cổ phần hĩa các DNNN mà nhà nước khơng nhất thiết phải giữ 100% vốn. Từ năm 1993 đến nay, mà phần lớn là từ năm 1999, hơn 1.000 DNNN đã được cổ phần hĩa . Từ năm 2001 đến cuối năm 2005, cả nước đã sắp xếp lại 3.245 DNNN trong tổng số 5.655 DNNN (tính tại thời điểm đầu năm 2001) với các hình thức thích hợp, trong đĩ đã cổ phần hố 2.089 DNNN; giao, bán 253 DNNN; sáp nhập, hợp nhất 419 DNNN;

giải thể, phá sản 182 DNNN.... Năm 2005, cả nước đã sắp xếp đổi mới được 933 DNNN, trong đĩ cổ phần hĩa 693 DNNN, chiếm 77,2% số doanh nghiệp sắp xếp, giao bán 44 DNNN. Năm 2005 đã cĩ những doanh nghiệp quy mơ vừa và lớn đã cổ phần hĩa, như: Cơng ty Khoan và dịch vụ dầu khí; các nhà máy điện: Sơng Hinh-Vĩnh Sơn, Thác Bà, Phả Lại; Cơng ty giấy Tân Mai; Cơng ty Vận tải xăng dầu đường thủy I... Năm 2006 sẽ sắp xếp khoảng 900 DNNN, trong đĩ khoảng 600 doanh nghiệp phải cổ phần hĩa, việc đổi mới sắp xếp DNNN sẽđi theo hướng thu hẹp tối đa diện nhà nước độc quyền; xĩa bỏđộc quyền doanh nghiệp.

Về lâu dài, sự tăng trưởng và phát triển của loại hình cơng ty cổ phần ở Việt Nam sẽ khơng chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng về mặt số lượng các DNNN mới cổ phần hĩa. Điều quan trọng hơn nhiều là xu hướng phát triển các cơng ty tư nhân hiện đang hoạt động như là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành các cơng ty cổ phần mạnh cĩ thể cạnh tranh hiệu quả với cả các DNNN và với các cơng ty cĩ vốn đầu tư nước ngồi, trên cả thị trường trong và ngồi nước. Trong quá trình gia nhập WTO, việc tăng cường hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế tồn cầu và các mạng lưới kinh doanh quốc tế cĩ nghĩa là các cơng ty cổ phần trong nước cần phải cĩ khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Cĩ thể cho rằng đây là thách thức lớn tiếp theo đối với thành phần kinh tế tư nhân – chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa - ở Việt Nam, và khả năng cĩ thể vượt qua thách thức này sẽ phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đĩ nhân tố khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ dài hạn phù hợp để giúp các doanh nghiệp đang cần vốn phát triển thành các doanh nghiệp cĩ khả năng cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu huy động vốn thông qua hình thức công ty cổ phần đại chúng (Trang 30)