Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 37)

1.2.2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên

Trong nhiều trường hợp, tình hình TCDN đi vào khủng hoảng, bế tắc do trình độ chuyên môn của người quản lý DN. Đây là các nguyên nhân chủ quan, biểu hiện ở các mặt:

- Xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến hiện tượng khi thừa vốn, khi thiếu vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình SXKD.

- Quyết định lựa chọn phương án đầu tư không phù hợp.

- Lựa chọn cơ cấu vốn bất hợp lý. Nếu người quản lý lựa chọn cơ cấu vốn bất hợp lý, có nghĩa là đầu tư một lượng vốn lớn vào tài sản có hiệu quả hoạt động thấp thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Như vậy, nhà quản lý tài chính cần phải có chính sách phân bổ vốn hợp lý.

32

- Sự đầu tư vốn cho lĩnh vực tài chính chưa phù hợp. Nhà quản lý DN phải biết phân bổ vốn hợp lý cho các lĩnh vực sản xuất, tài chính, marketing, nghiên cứu...Trong đó, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài chính bởi vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác.

1.2.2.2 Trình độ tổ chức hoạt động và sử dụng nguồn vốn

Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra. Chính vì vậy muốn có một hiệu quả không ngừng tăng lên, đòi hỏi các đơn vị phải phát huy nội lực, với lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ tiên tiến hiện đại hơn, DN sẽ tiết kiệm được chi phí từ đó nâng cao được hiệu quả SXKD, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn và và sử dụng các nguồn vốn trong DN là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả quản lý tài chính trong DN, nếu đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Vì vậy đơn vị cần phải có kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ, thích ứng với qui mô của đơn vị, tránh lạm dụng vốn vay một cách quá mức đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn để giảm bớt những ảnh hưởng tới phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư nhằm duy trì và mở rộng kinh doanh, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Kết luận chương 1

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý DN. Trong đó, cơ chế quản lý TCDN là một hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ quản lý được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của DN trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý tài chính nói riêng và của DN nói chung.

Vận dụng những qui định về quản lý TCDN để phân tích cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, một đơn vị thành viên của VNPost nhằm rút ra những mặt đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý tài chính của Bưu điện tỉnh có vai trò rất quan trọng. Từ đó, hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Bưu điện tỉnh để khai thác tối đa các nguồn lực hiện có, nâng cao hiệu quả quản lý của Bưu điện tỉnh nói riêng và của TCT nói chung.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG (2009 – 2011)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 37)