3.1.1 Định hướng phát triển Bưu chính Việt Nam của Nhà Nước
3.1.1.1 Định hướng hoạt động
Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho BCVN duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích kể từ khi BCVN hạch toán độc lập với viễn thông, nhưng chậm nhất là đến hết năm 2013; sau đó BCVN tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Mức trợ cấp được thực hiện theo nguyên tắc giảm dần kinh phí cấp trực tiếp của Nhà nước hàng năm và được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Khoán chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng trên cơ sở quan hệ giữa chi phí cho người lao động với các chi phí khác. Trong đó, chi phí tiền lương của các chức danh quản lý và người lao động thuộc mạng bưu chính công cộng trong 3 năm (2008, 2009, 2010) được xác định trên cơ sở đảm bảo ổn định so với trước khi chia tách với viễn thông và phù hợp với các quy định của pháp luật về tiền lương trong DNNN;
- Khoán tỷ lệ (%) chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do BCVN tự đảm bảo bằng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Năm 2008 chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do BCVN tự đảm bảo bù đắp là 40%; tỷ lệ cụ thể trong các năm tiếp theo do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính theo nguyên tắc tăng dần mức tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng của BCVN;
- Khoán mức tăng sản lượng hàng năm đối với dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước đặt hàng. Trong đó:
+ Mức tăng sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập năm sau so với năm trước tối thiểu là 10%. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định kế hoạch sản lượng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm;
70
+ Mức sản lượng dịch vụ phát hành các loại báo chí công ích bao gồm : báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phù hợp với tình hình thực tế.
+ Mức lợi nhuận về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định mức trợ cấp cho BCVN phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích. Trong quá trình thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo BCVN có các biện pháp cần thiết về tổ chức, quản lý SXKD nhằm giảm nhanh trợ cấp và sớm chấm dứt tài trợ trực tiếp của Nhà nước cho việc duy trì hoạt động mạng bưu chính công cộng.
3.1.1.2 Nguồn kinh phí trợ cấp cho BCVN để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích:
- Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010: Nhà nước trích một phần lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để trợ cấp cho BCVN. Trường hợp mức trợ cấp cho BCVN trong giai đoạn này vượt quá 20% số lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn (không bao gồm lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại VNPost), Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung nguồn kinh phí;
- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013: Nhà nước trợ cấp cho BCVN từ ngân sách nhà nước.
3.1.1.3 Định hướng về giải pháp, cơ chế quản lý khác của Nhà nước nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
- Đầu tư đủ vốn cho BCVN để hình thành mạng bưu chính công cộng có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả.
- Thực hiện lộ trình điều chỉnh tăng dần giá cước dịch vụ bưu chính công ích để từng bước bù đắp được chi phí cung ứng các dịch vụ này, phù hợp với cơ chế thị trường, mức sống của người dân và tình hình giá cước các dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực.
71
- Quy định dịch vụ dành riêng, giá cước dịch vụ dành riêng cho BCVN để hỗ trợ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, sử dụng đất đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
- Quy định chế độ hạch toán, báo cáo; giám sát, kiểm tra tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
3.1.2 Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động
Năm 2011 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, năm đầu tiên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn do ảnh hưởng, tác động của tình hình kinh tế, xã hội trong nước và khủng hoảng kinh tế, chính trị trên thế giới, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang; thị trường kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhà cung cấp trên địa bàn. Mức tiêu dùng chung của xã hội, trong đó có các dịch vụ Bưu chính, VT- CNTT.
Theo lộ trình tăng lương tối thiểu do chính phủ phê duyệt từ năm 2008 đến nay mức lương tối thiểu của các DN trong nước tăng bình quân hàng năm là 18,8%. Cụ thể tại khu vực Lâm Đồng mức lương tối thiểu 540.000 đồng năm 2008, tăng lên 650.000 đồng năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 20,37%; năm 2010 tăng lên 730.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,3% so với năm 2009; năm 2011 tăng lên 830.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,69% so với năm 2010; đến 01/05/2012 lên 1.050.000 tương ứng với tỷ lệ tăng 25,5% so với năm 2011.
Bên cạnh đó tỷ lệ các khoản chi phí theo lương như BHXH, BHYT, BHTN cũng cũng tăng lên. Cụ thể so với năm 2008, đến năm 2012 BHXH tăng từ 15% lên 17%, BHYT tăng từ 2% lên 3%, BHTN tăng từ 0% lên 1%.
Ngành Bưu chính có tỷ lệ chi phí tiền lương khá cao so với các khoản chi phí khác. Tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng chi phí tiền lương xấp sỉ 50% doanh thu sau khi trừ
72
giá vốn thương mại. Chính vì vậy các chính sách về tiền lương và các khoản bảo hiểm trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh.
Các khoản chi phí vật tư, chi phí tiền điện và các khoản chi phí khác liên tục tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh. Trong khi đó, việc tăng giá các sản phẩm dịch vụ của nghành Bưu chính phải thực hiện thống nhất trong toàn Quốc và theo lộ trình thường là rất chậm không theo kịp tốc độ tăng giá của các yếu tố đầu vào của SXKD.
Trước tình hình đó đòi hỏi các nhà quản lý tài chính cần phải nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ đảm bảo tăng hiệu quả SXKD để Bưu điện tỉnh tồn tại và phát triển, đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập, ổn dịnh đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Bưu điện tỉnh.
3.2 Xây dựng quan điểm hoàn thiện công tác quản lý tài chính 3.2.1 Xuất phát từ mục tiêu tồn tại và phát triển 3.2.1 Xuất phát từ mục tiêu tồn tại và phát triển
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính trước hết xuất phát từ mục tiêu tồn tại và phát triển. Quản lý tài chính trong tất cả các DN nói chung và trong Bưu điện tỉnh nói riêng nhằm xây dựng những chiến lược, chính sách, cơ chế quản lý tài chính ngắn hạn, dài hạn nhằm thu hút mọi nguồn lực, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính phải gắn với việc xây dựng các chính sách tiền lương, thưởng, nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đội ngũ cán bộ công nhân viên có tư duy sáng tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, biết coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội, biết giữ vững đoàn kết nội bộ, tôn trọng đối tác, quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội, củng cố và giữ vững thương hiệu BCVN
3.2.2 Xuất phát từ quan điểm duy trì mạng Bưu chính công cộng, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích dịch vụ bưu chính công ích
3.2.2.1 Khái niệm dịch vụ công ích
Theo nghị định số 31/2005/NĐ-CP thì sản phẩm, dịch vụ được xác định là sản phẩm, dịch vụ công ích khi đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
73
- Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định.
3.2.2.2 Phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích và nguyên tắc lựa chọn
Sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo các phương thức: - Do DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch;
- Do DNNN, DN thuộc các thành phần kinh tế khác và hợp tác xã thực hiện theo phương thức đặt hàng.
Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích có thể thực hiện theo hai phương thức nêu trên, việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Đấu thầu; (2) Đặt hàng; (3) Giao kế hoạch.
3.2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của DN khi tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích
VNPost là DNNN. Vì vậy, ngoài các quyền và nghĩa vụ của DN khi tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích còn phải :
- Thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do mình cung ứng;
- Cung cấp đủ số lượng sản phẩm, dịch vụ công ích, đảm bảo đúng chất lượng, đúng đối tượng và đúng thời gian;
- Được Nhà nước thanh toán theo giá hoặc phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
- Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của nhà nước;
74
VNPost phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác, đó là:
- Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, công ty nhà nước phải tự bù đắp chi phí bằng giá trị thực hiện thầu và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động này.
- Khi thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích theo đơn đặt hàng hoặc nhiệm vụ kế hoạch nhà nước giao, công ty nhà nước sử dụng số tiền do Nhà nước thanh toán và/hoặc do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán để bù đắp chi phí hoạt động công ích và đảm bảo lợi ích cho người lao động. Trường hợp, số tiền được thanh toán thấp hơn chi phí thực tế hợp lý thì được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch theo số lượng hoặc khối lượng thực tế và đơn giá dự toán. Phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu và chi phí cho sản phẩm, dịch vụ này. Số tiền bù chênh lệch được xác định là doanh thu của đơn vị. Kết quả kinh doanh của công ty Nhà nước được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quả hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh.
Theo quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 qui định: Các sản phẩm, dịch vụ công ích do TCT cung cấp bao gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính bắt buộc, phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng.
- Dịch vụ bưu chính phổ cập: dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế (có khối lượng đơn chiếc đến 2 kg).
- Dịch vụ bưu chính bắt buộc gồm:
(1) Các dịch vụ bưu chính được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh;
(2) Các dịch vụ bưu chính mang tính khẩn cấp nhằm phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
(3)Các dịch vụ bưu chính bắt buộc khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng bao gồm: Báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
75
Nhà nước đặt hàng BCVN cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và phát hành các loại báo chí nêu trên (sau đây gọi các dịch vụ này là dịch vụ bưu chính công ích). 3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Lâm Đồng
3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch
Kế hoạch là một khâu quan trọng của công tác quản lý tài chính. Theo phân cấp quản lý, việc hoạch định chiến lược, chính sách dài hạn do TCT thực hiện. Bưu điện tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn hảng năm.
Chính vì sự khác quá xa như phân tích ở Chương II, công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch tài chính nói riêng của Bưu điện tỉnh chưa phát huy tác dụng.
Để công tác quản lý tài chính có hiệu quả, phải chấn chỉnh ngay công tác lập kế hoạch làm cho kế hoạch thực sự là mục tiêu có thể thực hiện của Bưu điện tỉnh, kế hoạch phải thực hiện được chức năng dự báo và định hướng cho mọi hoạt động của Bưu điện tỉnh. Để thực tốt công tác lập kế hoạch thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Xác định căn cứ lập kế hoạch bao gồm các nội dung (1) Các quy định về chính sách, (2) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kỳ trước, (3) Phân tích kết quả kỳ trước, (4) Phân tích các điều kiện kinh tế xã hội kỳ kế hoạch, (5) Dự báo các chỉ tiêu có thể thực hiện kỳ kế hoạch
Bước 3: Xây dựng phương pháp lập kế hoạch bao gồm (1) Kế hoạch từ cấp trên giao xuống, (2) Kế hoạch từ cấp dưới lên, (3) Kết hợp kế hoạch từ cấp trên xuống với kế hoạch từ cấp dưới lên trên cơ sở có sự phân tich, thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới ( Phương pháp thỏa thuận)
Bước 4: Tính toán xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch gồm (1) Kế hoạch doanh thu, (2) Kế hoạch chi phí, (3) Kế hoạch đầu tư , (4)Kế hoạch sửa chữa tài sản, (5)Kế hoạch mua hàng, (6)Kế hoạch bán hàng, (7)Kế hoạch chi quản lý DN, (8)Kế hoạch chi phí sản xuất chung, (9)Kế hoạch nhân công và chi phí tiền lương, (10)Kế hoạch nguồn vốn và dòng tiền, (11)
76
Bước 6: Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch
Phương pháp lập kế hoạch từ trên xuống có ưu điểm là đảm bảo tính thống nhất, tính tuân thủ cao, nhưng lại có nhược điểm là cấp dưới khó phản hồi thông tin. Do đó, không thu thập được ý kiến của cấp dưới.
Phương pháp kế hoạch từ dưới lên và phương pháp kế hoạch thỏa thuận được xây dựng trên cơ sở có sự bàn bạc, thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới. Lúc này kế