Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong DN dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 35)

1.2.1 Những nhân tố khách quan

1.2.1.1 Sự ổn định của nền kinh tế

Sự ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiết kiệm chi phí, ảnh hưởng tới doanh thu của DN, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí về lãi vay, các chi phí thuộc yếu tố đầu vào khác …

30

Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì đơn vị muốn duy trì và phát triển thì đơn vị phải phấn đấu tăng trưởng ở tốc độ tương đương. Khi doanh thu tăng lên sẽ dẫn đến việc gia tăng tài sản, các khoản phải thu và các loại tài sản khác. Các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất

1.2.1.2 Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các DN

Để tạo môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững Nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách phù hợp trong mỗi giai đoạn. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động SXKD nói chung và hiệu quả quản lý tài chính nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trương, đường lối của Nhà nước luôn là yếu tố tạo điều kiện cho đơn vị hoạch định kế hoạch SXKD, sử dụng vốn và quản lý tài chính có hiệu quả. Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, các chính sách tài khóa của chính phủ có tác động lớn đến quá trình quyết định kinh doanh và kết quả SXKD của đơn vị.

Chính sách lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của DN, đồng thời nó cũng làm tăng chi phí lãi vay. Nếu DN không có cơ cấu vốn hợp lý thì hoạt động SXKD sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả tài chính sẽ bị giảm. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một vấn đề quan trọng khi quyết định đầu tư một dự án hay thực hiện một dự án kinh doanh, lúc này DN phải tính xem hiệu quả của hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có đảm bảo được doanh lợi với lãi suất tiền vay hay không.

Chính sách thuế, đây là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung trong đó có các DN hoạt động trong ngành dịch vụ. Chính sách thuế của Nhà nước có tác động trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn, đến việc khuyến khích phát triển SXKD và phân phối lợi nhuận của DN.

Sự hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ và các hệ thống tài chính trung gian là nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động SXKD của các DN nói chung và DN kinh doanh ngành dịch vụ nói riêng. Một thị trường tài chính tiền tệ và các tổ chức tài chính trung gian phát triển sẽ tạo điều kiện cho DN tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời đơn vị có thể đa dạng các hình thức đầu tư và cơ cấu vốn hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn.

31

Trong điều kiện giá cả các yếu tố đầu vào tăng, cùng với tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho chi phí SXKD tăng lên, nguồn vốn đầu tư bị giảm, thu nhập thực tế của người lao động và các tầng lớp dân cư giảm do đồng tiền mất giá làm cho lượng hàng hóa tiêu thụ giảm, giá bán không đủ bù đắp chi phí SXKD, khi đó dòng tiền vào của DN sẽ nhỏ hơn dòng tiền ra khỏi đơn vị đến hạn, làm cho mất cân đối dòng tiền. Sự mất cân đối này tiềm ẩn rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh, do thiếu tiền. Việc cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ cho SXKD có thể bị dừng lại làm cho hoạt động của DN bị đình trệ, tiền lương và các khoản công nợ đến hạn không được thanh toán kịp thời làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của DN.

1.2.1.4 Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật

Với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay giúp các đơn vị nâng cao chất lượng đầu tư, thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu tiêu hao các yếu tố đầu vào, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó giảm được chi phí SXKD nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của DN.

Trên đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của DN. Do đó, DN cần có cái nhìn tổng quát, dài hạn để phòng ngừa, đối phó với hậu quả tiêu cực của các nhân tố này.

1.2.2 Những nhân tố chủ quan

1.2.2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên

Trong nhiều trường hợp, tình hình TCDN đi vào khủng hoảng, bế tắc do trình độ chuyên môn của người quản lý DN. Đây là các nguyên nhân chủ quan, biểu hiện ở các mặt:

- Xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến hiện tượng khi thừa vốn, khi thiếu vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình SXKD.

- Quyết định lựa chọn phương án đầu tư không phù hợp.

- Lựa chọn cơ cấu vốn bất hợp lý. Nếu người quản lý lựa chọn cơ cấu vốn bất hợp lý, có nghĩa là đầu tư một lượng vốn lớn vào tài sản có hiệu quả hoạt động thấp thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Như vậy, nhà quản lý tài chính cần phải có chính sách phân bổ vốn hợp lý.

32

- Sự đầu tư vốn cho lĩnh vực tài chính chưa phù hợp. Nhà quản lý DN phải biết phân bổ vốn hợp lý cho các lĩnh vực sản xuất, tài chính, marketing, nghiên cứu...Trong đó, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài chính bởi vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác.

1.2.2.2 Trình độ tổ chức hoạt động và sử dụng nguồn vốn

Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra. Chính vì vậy muốn có một hiệu quả không ngừng tăng lên, đòi hỏi các đơn vị phải phát huy nội lực, với lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ tiên tiến hiện đại hơn, DN sẽ tiết kiệm được chi phí từ đó nâng cao được hiệu quả SXKD, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn và và sử dụng các nguồn vốn trong DN là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả quản lý tài chính trong DN, nếu đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Vì vậy đơn vị cần phải có kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ, thích ứng với qui mô của đơn vị, tránh lạm dụng vốn vay một cách quá mức đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn để giảm bớt những ảnh hưởng tới phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư nhằm duy trì và mở rộng kinh doanh, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Kết luận chương 1

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý DN. Trong đó, cơ chế quản lý TCDN là một hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ quản lý được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của DN trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý tài chính nói riêng và của DN nói chung.

Vận dụng những qui định về quản lý TCDN để phân tích cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, một đơn vị thành viên của VNPost nhằm rút ra những mặt đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý tài chính của Bưu điện tỉnh có vai trò rất quan trọng. Từ đó, hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Bưu điện tỉnh để khai thác tối đa các nguồn lực hiện có, nâng cao hiệu quả quản lý của Bưu điện tỉnh nói riêng và của TCT nói chung.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG (2009 – 2011)

2.1 Khái quát về Bưu điện tỉnh Lâm Đồng 2.1.1 Giới thiệu Bưu điện tỉnh Lâm Đồng 2.1.1 Giới thiệu Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

Bưu điện tỉnh Lâm đồng (sau đây gọi tắt là Bưu điện tỉnh) được thành lập theo quyết định số 561/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc VNPost, trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (cũ) sau khi thực hiện phương án chia tách bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố, được phép hoạt động SXKD trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sau:

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, qui hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nước;

- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước cho phép;

- Hợp tác với các DN viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (VT-CNTT);

- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính;

- Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo qui định của pháp luật; - Kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng theo qui định của pháp luật;

35 - Kinh doanh các dịch vụ Logistics;

- Mua, bán, sửa chữa xe và vật tư, thiết bị xe máy;

- Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật;

- Xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng và các loại hàng hóa dịch vụ khác;

- Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải theo qui định của pháp luật; - In, sao bản ghi các loại; xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, quảng cáo; - Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy theo qui định của pháp luật;

- Tư vấn, nghiên cứu thị trường, xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo qui định của pháp luật;

- Thiết kế xây dựng công trình, hạng mục công trình trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;

- Ngoài ra Bưu điện tỉnh được phép kinh doanh các ngành nghề khác khi được VNPost cho phép và phù hợp với qui định của pháp luật.

Bưu điện tỉnh có các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện tỉnh đó là các Bưu điện khu vực và các phòng, tổ phụ trách khối quản lý.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ

Bưu điện tỉnh là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc VNPost, là một bộ phận cấu thành của mạng bưu chính công cộng, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ bưu chính, chuyển phát liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước do TCT giao.

Bưu điện tỉnh hoạt động theo Luật DN Nhà nước, Luật DN, các qui định khác của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPost. Bưu điện tỉnh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành nghề đã nêu ở trên một cách hiệu quả nhất, có nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác được TCT giao theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, phân cấp lại cho các đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng. Điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc khi cần thiết cho

36

việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ chung của đơn vị. Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành mạng lưới bưu chính theo phân cấp của TCT và những qui định của Nhà nước về bưu chính, sử dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ của TCT để điều hành nghiệp vụ theo qui định. Chủ động phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ bưu chính hoặc thu hẹp kinh doanh các ngành nghề không phù hợp với khả năng kinh doanh của Bưu điện tỉnh

Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Bưu điện tỉnh và TCT giao theo phân cấp. Chủ động đề xuất phương án đầu tư, góp vốn liên kết và triển khai thực hiện. Xây dựng và áp dụng các định mức một cách khoa học. Lựa chọn hình thức trả lương và phân phối thu nhập, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, các nguồn lực 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của Bưu điện tỉnh bao gồm Giám đốc, các phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc .

Giám đốc Bưu điện tỉnh là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước TCT và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ cho phép. Giám đốc là người được Tổng Giám đốc TCT bổ nhiệm và có quyền quản lý điều hành cao nhất của đơn vị.

Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc TCT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Bưu điện tỉnh .

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán của đơn vị, giúp Giám đốc giám sát tài chính của Bưu điện tỉnh theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Bộ máy giúp việc của Bưu điện tỉnh gồm các bộ phận (phòng, tổ) chuyên môn nghiệp vụ và các chuyên viên giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao. Bộ phận giúp việc bao gồm:

37 - Phòng Tài chính - Kế toán

- Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Phòng hành chính

- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ - Tổ dịch vụ thu hộ chi hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)