Những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 72)

- Cơ chế quản lý còn nặng về mệnh lệnh hành chính:

Hiện nay cơ chế quản lý cuả TCT với các đơn vị HTPT vẫn còn nặng về cơ chế xin cho, mang nặng tính mệnh lệnh cấp trên cấp dưới. Cụ thể theo định kỳ hàng năm, các đơn vị HTPT phải lập kế hoạch thu; chi cùng với kế hoạch SXKD gửi về Tổng Công ty để phê duyệt, hàng quí TCT cấp vốn phục vụ SXKD theo kế hoạch. Tuy nhiên, việc phê duyệt quyết toán năm để tính toán số được cấp thêm diễn ra vào cuối năm sau năm báo cáo gây khó khăn về vốn SXKD cho Bưu điện tỉnh.

Một số hợp đồng kinh tế được ký kết tại TCT và giao nhiệm vụ bằng các mệnh lệnh hành chính cho các Bưu điện tỉnh thực hiện, song song với việc giao kế hoạch các chỉ tiêu về thu chi tài chính là chưa phù hợp, hạn chế tính chủ động của các đơn vị trong việc tìm kiếm các đối tác và lựa chọn các điều kiện tốt nhất trong quan hệ kinh tế, quyền tự chủ của các đơn vị HTPT bị hạn chế. Sự phân cấp giới hạn của TCT làm hạn chế tính linh hoạt cũng như khả năng sáng tạo của các đơn vị HTPT, các đơn vị HTPT dần dần rơi vào thế thụ động, không làm chủ được DN cũng như những cơ hội kinh doanh của mình.

67

- Quyền tự chủ về tài chính của các Bưu điện tỉnh bị hạn chế:

Việc xác định doanh thu, chí phí tại Bưu điện tỉnh chỉ mang tính nội bộ. Toàn bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận được hạch toán tập trung tại TCT. Đồng thời, các khoản doanh thu công ích không được phân bổ cho các đơn vị. Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nội bộ của các Bưu điện tỉnh được TCT cấp bù hoặc phải nộp hết về TCT. Do đó, không khuyến khích được các đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh có hiệu quả cũng như sử dụng các nguồn lực một hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 72)