Một yêu cầu căn bản đối với công tác quản lý tài chính đối với DN là nâng cao hiệu quả SXKD. Muốn vậy, phải có các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí quản lý ở các khâu. Hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh rất đa dạng, phong phú về các loại sản phẩm dịch vụ. Do đó, chi phí duy trì hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh cũng rất đa dạng phong phú. Việc quản lý chi phí đảm bảo yêu cầu chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Nghĩa là, đối với mỗi một kết quả đạt được về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ phải bỏ ra một lượng chi phí thấp nhất hoặc mỗi một lượng chi phí đem lại một kết quả cao nhất.
Việc quản lý chi phí phải đáp ứng yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm chi phí trong DN không đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí mà phải xem xét mối quan hệ giữa doanh thu đem lại và chi phí bỏ ra làm sao cho hiệu quả hoạt động doanh thu trừ (-) chi phí là cao nhất.
Muốn vậy, phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để phản ánh ghi nhận kịp thời các khoản chi theo nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp. Các nội dung chủ yếu là:
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt chú trọng phát huy nội lực. Đây là giải pháp quan trọng nhất trong các chính sách tiết kiệm.
- Tiết kiệm vốn trong kinh doanh bao gồm các giải pháp tiết kiệm vốn lưu động bằng tiền dự trữ trên tài khoản, tối ưu hoá lượng dự trữ tồn kho, triển khai thực hiện hệ
77
thống quản lý tiền và hệ thống thanh toán để quản lý tốt các khoản công nợ và giảm số dư các khoản công nợ phải thu.
- Xây dựng định mức chi phí và giảm chi phí ở tất cả các khâu của quá trình quản lý, thực hiện khoán chi đối với một số khoản chi phí quản lý.
- Đi đôi với việc tiết kiệm chi, cần phải thực hiện các giải pháp tăng thu và thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu, trong đó đặc biệt lưu ý giải pháp tăng thu thông qua cải thiện cơ cấu sản phẩm, dịch vụ