2.1.1 Giới thiệu Bưu điện tỉnh Lâm Đồng
Bưu điện tỉnh Lâm đồng (sau đây gọi tắt là Bưu điện tỉnh) được thành lập theo quyết định số 561/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc VNPost, trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (cũ) sau khi thực hiện phương án chia tách bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố, được phép hoạt động SXKD trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sau:
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, qui hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nước;
- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước cho phép;
- Hợp tác với các DN viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (VT-CNTT);
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính;
- Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo qui định của pháp luật; - Kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng theo qui định của pháp luật;
35 - Kinh doanh các dịch vụ Logistics;
- Mua, bán, sửa chữa xe và vật tư, thiết bị xe máy;
- Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật;
- Xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng và các loại hàng hóa dịch vụ khác;
- Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải theo qui định của pháp luật; - In, sao bản ghi các loại; xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, quảng cáo; - Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy theo qui định của pháp luật;
- Tư vấn, nghiên cứu thị trường, xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo qui định của pháp luật;
- Thiết kế xây dựng công trình, hạng mục công trình trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
- Ngoài ra Bưu điện tỉnh được phép kinh doanh các ngành nghề khác khi được VNPost cho phép và phù hợp với qui định của pháp luật.
Bưu điện tỉnh có các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện tỉnh đó là các Bưu điện khu vực và các phòng, tổ phụ trách khối quản lý.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Bưu điện tỉnh là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc VNPost, là một bộ phận cấu thành của mạng bưu chính công cộng, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ bưu chính, chuyển phát liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước do TCT giao.
Bưu điện tỉnh hoạt động theo Luật DN Nhà nước, Luật DN, các qui định khác của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPost. Bưu điện tỉnh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành nghề đã nêu ở trên một cách hiệu quả nhất, có nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác được TCT giao theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, phân cấp lại cho các đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng. Điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc khi cần thiết cho
36
việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ chung của đơn vị. Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành mạng lưới bưu chính theo phân cấp của TCT và những qui định của Nhà nước về bưu chính, sử dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ của TCT để điều hành nghiệp vụ theo qui định. Chủ động phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ bưu chính hoặc thu hẹp kinh doanh các ngành nghề không phù hợp với khả năng kinh doanh của Bưu điện tỉnh
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Bưu điện tỉnh và TCT giao theo phân cấp. Chủ động đề xuất phương án đầu tư, góp vốn liên kết và triển khai thực hiện. Xây dựng và áp dụng các định mức một cách khoa học. Lựa chọn hình thức trả lương và phân phối thu nhập, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, các nguồn lực 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý của Bưu điện tỉnh bao gồm Giám đốc, các phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc .
Giám đốc Bưu điện tỉnh là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước TCT và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ cho phép. Giám đốc là người được Tổng Giám đốc TCT bổ nhiệm và có quyền quản lý điều hành cao nhất của đơn vị.
Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc TCT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Bưu điện tỉnh .
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán của đơn vị, giúp Giám đốc giám sát tài chính của Bưu điện tỉnh theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Bộ máy giúp việc của Bưu điện tỉnh gồm các bộ phận (phòng, tổ) chuyên môn nghiệp vụ và các chuyên viên giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao. Bộ phận giúp việc bao gồm:
37 - Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Phòng hành chính
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ - Tổ dịch vụ thu hộ chi hộ - Tổ lái xe
Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh bao gồm các đơn vị SXKD thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bưu điện tỉnh về mọi hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được Bưu điện tỉnh qui định. Các đơn vị trực thuộc có cấp trưởng phụ trách và có kế toán trưởng, có thể có cấp phó giúp việc quản lý, điều hành, có cán bộ quản lý giúp việc.
Đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh được quyền chủ động tổ chức, quản lý, hoạt động, sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đã được Bưu điện tỉnh giao; có trách nhiệm mở đầy đủ sổ sách theo dõi nghiệp vụ, sổ sách kế toán, thống kê theo qui định; chịu sự kiểm soát của Bưu điện tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền, hàng tháng, quý và năm báo cáo Bưu điện tỉnh kết quả hoạt động SXKD và hoạt động tài chính của đơn vị. Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh bao gồm:
- Bưu điện khu vực Đà Lạt – lạc Dương - Bưu điện khu vực Đức Trọng – Đơn Dương - Bưu điện khu vực Lâm Hà – Đam Rông - Bưu điện khu vực Bảo Lộc – Đạ Huoai - Bưu điện khu vực Đạ Tẻ - Cát Tiên
( Sơ đồ tổ chức bộ máy Bưu điện tỉnh: Phụ lục số 1)
2.1.3.2 Các nguồn lực
Ngay từ khi được thành lập (ngày 01/01/2008) Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận các nguồn lực không nhỏ về vốn, tài sản, đất đai và con người
- Về tài sản, nguồn vốn liên tục tăng thêm qua các năm
38
- Về đất đai: Bưu điện tỉnh được giao và cấp 158 cơ sở đất với tổng điện tích 113.117 m2. Hầu hết đất do Bưu điện tỉnh quản lý và sử dụng đều có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh và phục vụ nhân dân. Đây là một nguồn lực vô cùng to lớn của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng.
(Phụ lục 03 - Danh sách các cơ sở đất thuộc quyền quản lý của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng)
- Nhà cửa, công trình kiến trúc: Các điểm giao dịch của Bưu Điện đều được xây dựng kiên cố, đảm bảo an toàn.
- Công cụ bảo quản, giao dịch tiền mặt: Hầu hết các bưu cục, các điểm Bưu
điện văn hóa xã (BĐVHX) đều có các trang thiết bị cất giữ tiền như: Két sắt, tủ sắt, có người trực 24/24.
- Phương tiện vận chuyển: mỗi đơn vị cơ sở trực thuộc đều được trang bị xe ô tô, xe bưu chính chuyên dùng để vận chuyển túi, gói trên các tuyến đường thư cấp 2, 3. Toàn Bưu Điện tỉnh Lâm Đồng hiện nay có 41 xe, 100% các tuyến phát thư nội thành, nội thị đều sử dụng xe máy để vận chuyển phát thư báo.
- Hệ thống công nghệ thông tin: 100% các dịch vụ Bưu chính được ứng dụng tin học hoá đến các bưu cục và một số điểm BĐVHX. Bao gồm: Mạng chuyển tiền, mạng dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, mạng dịch vụ thu hộ-chi hộ, mạng quản lý dịch vụ Bảo hiểm, mạng quản lý bưu phẩm, bưu kiện…
- Đội ngũ CBCNV Bưu Điện có trình độ chuyên môn, có kỹ năng về các dịch vụ tài chính bưu chính, độ tuổi còn trẻ, nhiệt tình, năng động. Tổng số lao động hiện có của Bưu điện tỉnh hiện nay khoảng 850 người, (kể cả lực lượng lao động phát xã, nhân viên điểm BĐVHX và thu nợ cước VT-CNTT) trong đó:
- Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ
(Phụ lục số 04 - Danh sách các điểm giao dịch)
Toàn tỉnh hiện có 149 điểm phục vụ, bao gồm: 01 bưu cục cấp 1, 11 bưu cục cấp 2 , 27 bưu cục cấp 3, 01 ki-ốt bán hàng và 110 điểm Bưu Điện văn hoá xã, bán kính phục vụ bình quân đạt 3,6 km/điểm phục vụ:
39 Bảng 2.1: TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM PHỤC VỤ TT Địa bàn huyện, thành phố Bưu cục cấp 1 Bưu cục cấp 2 Bưu cục cấp 3 Kiốt Điểm BĐVHX Cộng 1 TP Đà Lạt 1 8 1 4 14 2 Huyện Lạc Dương 1 4 5 3 Huyện Đức Trọng 1 4 12 17
4 Huyện Đơn Dương 1 2 8 11
5 Huyện Lâm Hà 1 3 13 17
6 Huyện Đam Rông 1 1 6 8
7 Huyện Di Linh 1 1 16 18
8 Huyện Bảo Lâm 1 1 12 14
9 Huyện Bảo Lộc 1 6 6 13
10 Huyện ĐạHuoai 1 1 8 10
11 Huyện ĐạTẻh 1 11 10
12 Huyện Cát Tiên 1 10 12
Cộng 1 11 27 1 110 149
- Các tuyến vận chuyển, tuyến phát:
+ 01 tuyến đường thư cấp 1 (Lâm Đồng – TP Hồ Chí Minh) do Trung tâm khai thác vận chuyển TP Hồ Chí Minh thuộc Bưu điện TP Hồ Chí Minh đảm nhận, kết hợp đường thư cấp 2 (Đà Lạt – Đức Trọng – Di Linh – Bảo Lộc – ĐaHuoai).
+ 06 tuyến đường thư cấp 2: Đà Lạt – Lạc Dương, Finôm – Đơn Dương, Đức Trọng–Lâm Hà, Lâm Hà–Đam Rông,Bảo Lộc–Bảo Lâm, Đạ Huoai – ĐạTẻh–Cát Tiên.
+ 69 tuyến đường thư cấp 3: từ Trung tâm thành phố, huyện đến các xã, thị trấn. + 136 tuyến phát nội thành, nội thị và phát xã.
- Về thương hiệu: Với gần 70 năm hình thành, phát triển của ngành Bưu Điện, cho đến nay ngành Bưu chính nói chung và Bưu điện tỉnh nói riêng được kế thừa truyền thống của ngành, thương hiệu Bưu Điện, dịch vụ Bưu điện đã ăn sâu vào suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của người dân. Đây là lợi thế, là nguồn lực không nhỏ trong hoạt động SXKD hiện nay.
2.1.4 Đặc điểm hoạt động tài chính của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng
2.1.4.1 Phân cấp quản lý trong ngành Bưu chính
40
quản lý chung. Phân cấp thể hiện sự phân định quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm. Ở đây, có thể hiểu phân cấp là một loại hình tổ chức hoạt động, trong đó các đơn vị có thứ bậc khác nhau trong DN được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để phát huy tính tự chủ, năng động và sáng tạo của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt kết quả cao nhất. Việc phân cấp được tiến hành tại DN có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, nhiều chi nhánh. Nội dung của phân cấp quản lý tài chính bao gồm:
- Giao vốn, quản lý, sử dụng vốn và tài sản;
Các đơn vị thành viên được Tổng Giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh. Đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao.
Đối với đơn vị hạch toán độc lập, ngoài số vốn được TCT giao, đơn vị được huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật. Hạn mức lần vay không quá mức dự án đầu tư được quyết định theo phân cấp của Hội đồng quản trị. Đơn vị tự chịu trách nhiệm về hiệu quả việc huy động vốn. Trường hợp vay vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, mua thiết bị, máy móc vượt quá mức đầu tư được phân cấp, đơn vị phải lập phương án báo cáo Tổng Giám đốc để trình Hội đồng thành viên (HĐTV) phê duyệt trước khi thực hiện. Đơn vị cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước và phân cấp quyết định đầu tư của TCT.
Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, TCT thực hiện hạch toán tập trung vốn, doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận, nộp thuế thu nhập DN, trích lập các quỹ của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. Đơn vị hạch toán phụ thuộc được sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, trường hợp sử dụng vốn và quỹ khác mục đích thì phải theo nguyên tắc hoàn trả. Việc sử dụng vốn quỹ để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước và TCT về đầu tư và xây dựng.
Quan hệ giữa TCT với các đơn vị hạch toán phụ thuộc về lĩnh vực tài chính trong nội dung này còn thể hiện ở quyền thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản do đơn vị quản lý; trong vấn đề thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước và TCT. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định đơn vị nộp về TCT.
41
sản để hoạt động, có trách nhiệm quản lý sử dụng tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước và TCT. Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu kế hoạch của TCT giao trên cơ sở định mức chi sự nghiệp được duyệt. Đơn vị hạch toán theo nguyên tắc lấy thu bù chi đối với hoạt động kinh doanh khác ngoài nhiệm vụ được TCT giao.
- Quản lý doanh thu, chi phí SXKD;