Công tác kiểm tra kiểm soát thu chi phải bắt đầu từ khâu lập kế hoạch. Kế hoạch có chính xác mới làm căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình hoạt động tài chính của DN. Kiểm tra, kiểm soát công tác lập kế hoạch thu chi tài chính phải căn cứ vào tình hình thực tế của Bưu điện tỉnh, các chế độ chính sách có liên quan và định mức kinh tế kỹ thuật đang áp dụng. Việc lập kế hoạch thu chi tài chính phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau giữa thu và chi. Mọi khoản thu phải có chi phí bỏ ra và mọi khoản chi phải đem lại doanh thu hoặc hướng tới đem lại doanh thu trong tương lai.
78
Kiểm tra việc sử dụng chi phí phải xem xét từng khoản chi phải thực hiện đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức đã ban hành và các khoản chi đó phải có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Nhất là các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi văn phòng phẩm, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi công tác phí, hội nghị …
Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu đảm bảo việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản doanh thu của đơn vị, kịp thời xác định và xử lý các khoản doanh thu nhưng không thu được cũng như việc phát hiện và hạch toán các khoản doanh thu bị bỏ sót. Việc xác định doanh thu phải đảm bảo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam, đảm bảo chế độ hóa đơn chứng từ theo qui định của pháp luật.
Kiểm tra, kiểm soát thu, chi phải đảm bảo sự thống nhất, phù hợp doanh thu phải tương ứng với chi phí trong cùng kỳ hạch toán.
Công tác kiểm tra, kiểm soát muốn phát huy tác dụng tốt phải đi đôi với các chế tài điều chỉnh các hành vi, phải có chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, kịp thời nhằm phát huy những nhân tố tích cực, chấn chỉnh các sai phạm không chấp hành tốt các qui định về quản lý tài chính.