NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.5. SINH THIẾT PHÔI 1 Chuẩn bị
2.1.5.1. Chuẩn bị
- Holding pipette sử dụng trong quy trình thử nghiệm này có đường kính ngoài: 80 – 150µm và đường kính trong: 18 – 25µm. Góc nghiêng của đoạn cuối là 300.
- Zona Drilling được mài đầu bằng, có đường kính trong bằng 10µm, góc nghiêng đoạn cuối là 300.
- Biopsy pipette sử dụng trong quy trình thử nghiệm này có đường kính trong khoảng 30 – 35µm, đường kính ngoài vào khoảng 35 – 40µm, góc nghiêng
đoạn cuối là 300.
- Tạo đĩa vi giọt chứa môi trường sinh thiết phôi:
+ Tạo 1 vi giọt 100µl Tyrode (T1788, Sigma) ở giữa đĩa. + Sau đó phủ dầu khoáng đầy vi giọt.
+ Cho vào tủấm, ủấm ít nhất 3 giờ trước khi tiến hành sinh thiết.
: vi giọt chứa 50µl môi trường CR1aa.
: vi giọt 100µl Tyrode
Hình 2.6. Cách bố trí đĩa sinh thiết 2.1.5.2. Tiến hành
- Khoan màng pellucida: Khoan màng pellucida bằng Tyrode.
+ Chỉnh vi giọt chứa Tyrode vào vùng trung tâm. Hạ zona drilling pipette hút khoảng 10µl Tyrode.
+ Nâng zona drilling pipette lên, chỉnh vi giọt chứa phôi vào vùng trung tâm.
+ Hạ holding pipette xuống, điều chỉnh phôi và giữ phôi bằng holding pipette.
+ Hạ zona drilling pipette xuống, tiếp cận phôi, vừa tiến lại gần vừa đẩy từ
từ và nhẹ nhàng dung dịch Tyrode ra, không được đâm vào phôi (Hình 2.7A),
đến khi tạo một lỗ thủng vừa phải trên màng zona (Hình 2.7 B), lấy zona drilling pipette ra (Hình 2.7 C).
- Hút 2-8 tế bào lớp lá nuôi phôi (TE) bằng biopsy pipette. Chuyển các cụm tế bào này vào eppendorf 0,2 ml (eppendorf PCR nắp phẳng).
- Sau đó, chuyển phôi sau khi sinh thiết vào đĩa nuôi, đặt vào tủ ấm 5% CO2, 37°C.
Tế bào TE thu được dùng làm nguyên liệu cho các kĩ thuật phân tích chẩn
đoán tiếp theo.