.K ết quả thu nhận và nuôi trứng trưởng thành

Một phần của tài liệu tạo phôi bò giai đoạn blastocyst bằng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm từ nguồn giao tử nội và ngoại nhập (Trang 44)

KẾT QUẢ BIỆN LUẬN 3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NỘ I DUNG

3.1.1 .K ết quả thu nhận và nuôi trứng trưởng thành

Chọn các trứng loại A và B đem nuôi trong môi trường C1 ở 38,5oC, 5% CO2. Sau 22-24 giờ nuôi, dựa trên độ giãn nở của lớp cumulus và sự xuất hiện thể cực thứ I để đánh giá sự trưởng thành của trứng. Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.1. và Biểu đồ 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả nuôi trứng từ nguồn trứng thu tại lò mổ Số lần thu

trứng Số trnuôi ứng đem trưởSống thành trứng trTưởỷ lng thành ệ trứng

Đợt 1: 24 2320 1643 69,83 ± 8,04% Đợt 2: 15 3276 2658 81,19 ± 2,75% α < 0,05 69,83% 81,19% 64,00% 66,00% 68,00% 70,00% 72,00% 74,00% 76,00% 78,00% 80,00% 82,00% 84,00% Đợt 1 Đợt 2

Hình 3.1. Trứng bò trước khi IVM (a) và sau khi IVM (b; c); trứng trưởng thành xuất hiện thể cực thứ nhất sau 22 – 24h nuôi (d).

(b) (a)

(c)

(d)

Đợt 1 có tổng cộng 2320/3024 trứng được nuôi qua 24 lần thu trứng, trong

đó có 1643 trứng đạt đến giai đoạn trưởng thành với tỉ lệ 69,83 ± 8,04%. Tỉ lệ

này cao hơn công bố của tác giả Nguyễn Thị Ước và cs. (2003; 65,61%), thấp hơn của Nguyễn Văn Lý (2006; 76,83%); và thấp hơn các kết quả công bố ngoài nước: K. Saeki et al. (1994; 90%), Ocana-Quero et al. (1998; 70,1%), J. L. Edwards et al. (2005; 83,9%). Như vậy, tỷ lệ trứng trưởng thành trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp, điều này được lý giải như sau:

ƒ Chất lượng nguồn mẫu thấp

Các bò cái đưa vào các lò mổ được thu mua từ nhiều nguồn nên không có sự đồng đều. Mặt khác, những con bò này phần lớn là bò già, sức sinh sản yếu, thể trạng kém và buồng trứng có thể vàng tồn lưu lớn do thiếu dinh dưỡng. Hình dáng buồng trứng thu được có nhiều buồng trứng xấu, không cân đối, dạng kéo dài có ít nang trứng và nhiều sẹo. Đôi khi, có một vài bò cái còn đang mang thai lớn. Hơn nữa, trong nghiên cứu này, chúng tôi thu trứng ở tất cả các nang có

được tốt nhất cho IVM là các nang có đường kính từ 5 – 8mm (tỷ lệ có thể cực

đạt 84,20%).

ƒ Điều kiện thu mẫu

Do địa điểm thu mẫu nằm cách xa phòng thí nghiệm, nhanh nhất cũng phải mất 1,5 giờ mới có khả năng đem mẫu về phòng thí nghiệm xử lý. Bên cạnh đó, dụng cụ ổn nhiệt trong quá trình thu mẫu chưa đạt yêu cầu, nhiệt độ không ổn

định. Hai yếu tố trên gây ảnh hưởng đến việc giữấm của buồng trứng, từ đó tác

động gián tiếp đến tỷ lệ sống chết và khả năng trưởng thành của trứng.

ƒ Thao tác thu nhận trứng

Thu nhận trứng bằng phương pháp chọc-hút với lực quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến sự liên kết giữa trứng và lớp cumulus, điều này không những làm tăng tỷ lệ trứng loại C mà còn làm giảm chất lượng trứng. Theo các nghiên cứu được công bố gần đây, giữa trứng và cumulus có mối liên hệ rất chặt chẽ. Cumulus tiếp xúc trực tiếp với trứng có nguyên sinh chất kéo dài, xuyên qua màng trong suốt và kết thúc ở chỗ phồng ra gần với trứng. Tầm quan trọng của chỗ nối này càng được củng cố khi người ta biết rằng màng trứng không có khả năng xuyên thấm đối với các chất trao đổi chất có phân tử lượng thấp (ví dụ như choline, uridine và inositol). Sự xâm nhập của các chất kể trên được xem là thông qua chỗ

tiếp xúc giữa cumulus và trứng. Bên cạnh đó thao tác thu trứng bằng cách dùng pipette Pasteur và mouth pipette trong quá trình thực hiện còn chậm, chính điều này đã để trứng phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bất lợi của môi trường như

ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... những yếu tố này cũng góp phần làm hạn chế tỷ lệ

trưởng thành của trứng trong nghiên cứu.

ƒ Quá trình tiến hành thí nghiệm

Thời gian đầu tiếp xúc với thí nghiệm, do công việc còn khá mới, thao tác còn hạn chế nên 18 lần thu trứng đầu (báo cáo nghiệm thu giai đoạn 1) kết quả

chưa cao (tỷ lệ trứng trưởng thành chỉ đạt 34,51%); trong khi 24 lần thu trứng sau cho tỷ lệ trứng trưởng thành tới 69,83% (đợt 1). Kết quả này cho thấy thao tác và kỹ thuật của nhóm nghiên cứu dần được hoàn thiện.

Đợt 2: Có tổng cộng 3154 trứng đem nuôi, thu được tỷ lệ trứng trưởng thành là 81,19 ± 2,75%. Kết quả này cao hơn đợt 1 (69,83 ± 8,04%), cao hơn

công bố của tác giả Nguyễn ThịƯớc và cs. (2003; 65,61%), của Nguyễn Văn Lý (2006; 76,83%); và thấp hơn các kết quả công bố ngoài nước: K. Saeki et al. (1994; 90%), Ocana-Quero et al. năm (1998;70,1%), J. L. Edwards et al. (2005; 83,9%). Dù cùng nuôi trong môi trường C1, 38,5o và 5% CO2, tuy nhiên tỷ lệ

trứng chín cao hơn lô thí nghiệm ở phần 2, điều này có thể lý giải như sau: Ở lô thí nghiện trong phần 2, chúng tôi mới thao tác nên kỹ thuật thao tác còn hạn chế, bên cạnh đó, vào thời điểm này mật độ làm việc trong lab rất cao nên điều kiện nuôi cấy không đảm bảo tuyệt đối; còn ởđợt thí nghiệm này, ít nhiều đã có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa trong thời điểm này chỉ chuyên về nuôi trứng nên hiệu quả

nuôi thể hiện rõ hơn. Kết quả này một lần nữa khẳng định thao tác và kỹ thuật của nhóm nghiên cứu nâng cao dần.

Một phần của tài liệu tạo phôi bò giai đoạn blastocyst bằng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm từ nguồn giao tử nội và ngoại nhập (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)