Phức hợp chấm lượng tử–protein

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phức hợp các hạt nano-kháng thể nhằm phát hiện vi khuẩn vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Listeria monocytogenes (Trang 45)

Chấm lượng tử có nhóm chức carboxyl

Chấm lượng tử sau khi được carboxyl hóa bề mặt được phản ứng gắn với protein nhờ sự có mặt của chất gắn EDC.

Quy trình to phc hp chấm lượng t có nhóm chc carboxyl vi protein có s dng cht ni EDC

Bước 1: Kích hoạt nhóm carboxyl của chấm lượng tử bằng EDC

2. Lắc đều ống phản ứng, để phản ứng trong 15 phút ở nhiệt độ phòng, khoảng 2–3 phút lại lắc đều ống phản ứng để phản ứng đạt hiệu suất cao (do QD–COOH kết tủa trong nước với sự có mặt của MES).

3. Li tâm ống phản ứng với tốc độ 10000 vòng/phút trong 5 phút, thu kết tủa QD–COOH đã kích hoạt và loại bỏ dịch tan

Bước 2: Gắn chấm lượng tửcó nhóm carboxyl đã kích hoạt với protein 4. Phân tán kết tủa QD–COOH đã kích hoạt vào 20µl PBS

5. Thêm 5µg BSA, lắc 2 giờ ở nhiệt độ phòng với tốc độ 200 vòng/phút 6. Li tâm với tốc độ 10000 vòng/phút, thu kết tủa và dịch tan. Dịch tan để

phân tích bằng phương pháp điện di biến tính protein trên gel polyacrylamide

Chấm lượng tử có nhóm chức amin

Chấm lượng tử sau khi được amin hóa bề mặt được phản ứng gắn với protein nhờ sự có mặt của chất gắn BS3.

Quy trình to phc hp chấm lượng t có nhóm chc amin vi protein có s dng cht ni BS3

Bước 1: Gắn BS3 với nhóm amin của chấm lượng tử

1. Phân tán 100µg QD–NH2 vào 40µl BS3 7,5mg/ml trong PBS

2. Lắc đều ống phản ứng, để phản ứng trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. 3. Li tâm ống phản ứng với tốc độ 10000 vòng/phút trong 5 phút, thu kết tủa

và loại bỏ dịch tan

Bước 2: Gắn chấm lượng tửđã kích hoạt với protein 4. Phân tán kết tủa vào 20µl PBS

5. Thêm 5µg BSA, lắc 2 giờ ở nhiệt độ phòng với tốc độ 200 vòng/phút 6. Li tâm với tốc độ 10000 vòng/phút, thu kết tủa và dịch tan. Dịch tan để

phân tích bằng phương pháp điện di biến tính protein trên gel polyacrylamide

Để tối ưu hóa lượng protein phản ứng với chấm lượng tử, chúng tôi đặt các phản ứng 100µg chấm lượng tử với lần lượt 2µg, 5µg và 10µg BSA có sử dụng chất nối BS3 theo quy trình như trên. Dịch tan sau phản ứng được thu lại để kiểm tra bằng phương pháp điện di biến tính trên gel polyacrylamide.

Để đánh giá hiệu quả của chất nối trong phản ứng gắn protein với chấm lượng tử, chúng tôi cho 100µg chấm lượng tử phản ứng với 5µg và 10µg BSA có sử dụng chất nối BS3 theo quy trình như trên. Đối chứng được chuẩn bị tương tự vậy, nhưng không bổ sung BS3.

Các phức hợp chấm lượng tử–kháng thể đơn dòng tạo thành được phân tích bằng phương pháp FESEM (xem mục 2.2.3). Các phức hợp này được bảo quản ở 4oC để sử dụng cho các thí nghiệm với vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phức hợp các hạt nano-kháng thể nhằm phát hiện vi khuẩn vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Listeria monocytogenes (Trang 45)