Liên kết trên màng nitrocellulose

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phức hợp các hạt nano-kháng thể nhằm phát hiện vi khuẩn vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Listeria monocytogenes (Trang 80)

Màng nitrocelluose là một trong hai loại màng được sử dụng phổ biến trong các kỹ thuật blot. Màng nitrocellulose là sản phẩm của việc nitrat hóa cellulose bằng axit nitric hoặc các chất giàu nitrat. Màng có ái lực cao và khả năng giữ các phân tử protein hay axit nucleic trên màng nhờ có các “lỗ màng”. Có 2 loại màng khác nhau thường được cung cấp đó là màng có kích cỡ lỗ màng là 0,2µm và 0,45µm. Màng có kích thước lỗ màng 0,2µm có khả năng giữ các protein có trọng lượng thấp (< 20kDa) và các axit nucleic (<300 cặp base) còn màng có kích thước lỗ màng 0,45µm có khả năng giữ các protein có trọng lượng lớn hơn 20kDa và các axit nucleic (>300 cặp base). Hình 3.26 là cấu tạo hóa học của màng nitrocellulose.

Hình 3.26. Cấu trúc hóa học của màng Nitrocellulose

Hình 3.27. Hình minh họa phương pháp li giải tế bào trên màng nitrocellulos Tế bào vi khuẩn L. monocytogenes được li giải ngay trên màng nitrocellulose bởi hóa chất thấm qua giấy thấm và màng (Hình 3. 27). Nhỏ phức hợp hạt từ Dynabeads kháng thể đơn dòng lên vị trí tếbào đã đưa trên màng để kháng thể trên hạt từ tiếp xúc với kháng nguyên protein màng trong dịch li giải vi khuẩn L. monocytogenes. Ủ 30 giây, rửa và quan sát bằng kính hiển vi quang học. Tại vị trí này xuất hiện rất nhiều các chấm đỏ, đó là các hạt từ Dynabeads

(Hình 28. b). Trong khi đó, cũng dùng phức hợp hạt từ Dynabeads kháng thể đơn dòng kháng L. monocytogenes nhỏ lên vị trí dịch li giải tế bào vi khuẩn E. coli, ủ 30 giây và rửa thì chỉ thấy một hai chấm đỏ (Hình 28 c). Tương tự như vậy, nếu dùng hạt từ Dynabeads không gắn kháng thểđơn dòng nhỏlên màng đã phủ sữa cũng chỉ thấy một hai chấm đỏ (Hình 3.28 a). Chứng tỏ, phức hợp hạt từ Dynabeads kháng thểđơn dòng kháng L. monocytogenes đã liên kết đặc hiệu với vi khuẩn L. monocytogenes trên màng nitrocellulose.

a b

c

Hình 3.28. Hình ảnh quan sát màng nitrocellulose bằng kính hiển vi quang học. (a) Đối chứng: Màng không có dịch li giải vi khuẩn sau khi nhỏ và rửa hạt từ không có kháng thể. Màng có dịch li giải vi khuẩn L. monocytogenes (b) và

E. coli (c) sau khi nhỏ và rửa phức hợp hạt từ Dynabeads–kháng thể đơn dòng kháng L. monocytogenes.

Như vậy, chúng tôi đã chứng minh được rằng phức hợp hạt từ Dynabeads–kháng thể đơn dòng kháng L. monocytogenes đã liên kết đặc hiệu với vi khuẩn L. monocytogenes. Kết quả này cho thấy phức hợp hạt từ - kháng

thểđơn dòng có thể sử dụng trong để làm giàu vi khuẩn trong dung dịch và ứng dụng trong cảm biến hay kít chẩn đoán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phức hợp các hạt nano-kháng thể nhằm phát hiện vi khuẩn vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Listeria monocytogenes (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)