Định hướng chung

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79)

- Các thị trường khác

3.1.2.1. Định hướng chung

- Tăng nhanh và vững chắc tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nhằm bảo đảm nhu cầu ngoại tệ không ngừng tăng lên cho nhập khẩu vật tư, thiết bị chủ yếu phục vụ cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo cán cân thương mại ở mức hợp lý; mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh xuất khẩu, ứng dụng mạnh mẽ TMĐT trong kinh doanh xuất

khẩu; Hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới; Tạo thị trường xuất khẩu ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; Tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới nổi; Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu, hình thành mới các chuỗi giá trị cho sản phẩm xuất khẩu; Duy trì và tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới cho hàng xuất khẩu.

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách xuất khẩu nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và thuận lợi cho sự phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt chú trọng thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, gia nhập WTO...

- Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới.

- Tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài...; Chú trọng thu hút đầu tư của các công ty nắm công nghệ nguồn và có thị

phần lớn trên thị trường thế giới; Triển khai từng bước vững chắc các hình thức đầu tư gián tiếp của nước ngoài ở nước ta.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ hàm lượng công nghệ cao.

- Đẩy nhanh việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và TMĐT trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

- Tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu đa dạng, tạo dựng và phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, trước mắt tập trung vào các dịch vụ xúc tiến, dịch vụ thông tin, về lâu dài phải tích cực đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường, marketing xuất khẩu, thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng, dịch vụ đầu tư và liên doanh...

- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn tài chính, thông tin, tri thức và kỹ năng kể cả thị trường cho phát triển xuất khẩu hàng hoá của nước ta.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)