Các chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, tháo rỡ hạn ngạch và khuyến khích xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

rỡ hạn ngạch và khuyến khích xuất khẩu

- Chính sách khuyến khích, dỡ bỏ những ràng buộc đối với xuất khẩu phải kể đến Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 cũng như Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 của Bộ Thương mại và các thông tư hướng dẫn về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành của các Bộ, ngành khác theo chức năng nhằm hướng dẫn thi hành Quyết định

nêu trên. Theo Quyết định này, quyền xuất khẩu được mở rộng tối đa cho mọi thương nhân Việt Nam (được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu). Về mặt hàng xuất khẩu, trừ những mặt hàng cấm xuất khẩu theo Luật pháp Việt Nam, chỉ còn 2 nhóm hàng phải xin Giấy phép xuất khẩu trong giai đoạn này là hàng dệt may và các hàng hoá cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Có thể nói Quyết định 46/2001/QĐ-TTg của Chính phủ đã tạo ra bước đột phá về quyền kinh doanh ngoại thương và có tác động quan trọng tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Quyền kinh doanh ngoại thương đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định trong Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/5/2002 về Quy chế tối huệ quốc (MFN) và Đãi ngộ quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu, dịch vụ và pháp nhân cung cấp dịch vụ nước ngoài, đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức hay cá nhân nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ… Theo những quy định này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã được quyền xuất khẩu hàng hoá gần như thương nhân Việt Nam.

Những biện pháp quan trọng về mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu trên đây đã góp phần đa dạng hoá chủ thể xuất khẩu, qua đó khơi dậy tiềm năng xuất khẩu của tất cả các thành phần kinh tế, giúp mọi thành phần kinh tế có thể vươn ra thị trường quốc tế tự do hơn giai đoạn trước.

Tuy nhiên, những quy định về quyền kinh doanh ngoại thương vẫn còn bộc lộ những hạn chế như những quy định còn mang tính phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, hơn nữa, còn thiếu cơ

chế và hướng dẫn cụ thể để các thương nhân có thể thực hiện quyền của mình và tham gia ngoại thương một cách hiệu quả.

- Việt Nam đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, (hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng được bãi bỏ từ năm 2001), trừ một số mặt hàng mà nước nhập khẩu áp dụng hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU (đã được dỡ bỏ từ ngày 01/01/2005) và hạn ngạch hàng dệt may xuất sang thị trường Hoa Kỳ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ (Canađa và Thổ Nhĩ kỳ đã dỡ bỏ hạn ngạch từ ngày 01/01/2005, riêng xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn đang áp dụng)…

- Đến cuối năm 2003, thuế xuất khẩu của hầu hết các hàng hoá thông thường đã được bãi bỏ nhằm khuyến khích mở rộng xuất khẩu (trừ một số tài nguyên không thể tái tạo và nguyên vật liệu quý hiếm). Ngoài việc được miễn thuế xuất khẩu, các nhà xuất khẩu còn được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) và được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập, số lượng ưu đãi tuỳ thuộc vào mức độ định hướng xuất khẩu và định hướng phát triển vùng (ví dụ vùng nông thôn và khu công nghiệp). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi thuế đặc biệt, thường gồm miễn thuế nhập khẩu máy móc và tư liệu sản xuất.

Những ưu đãi và khuyến khích về thuế đã có tác động tích cực tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đặc biệt việc đánh thuế xuất khẩu 0% đối với hầu hết các loại hàng hoá xuất khẩu đã góp phần vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên, chính sách thuế cũng không tránh khỏi còn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều quy định chưa phù hợp với hiệp định GATT/WTO và mang tính phân biệt đối xử giữa các đối tượng chịu thuế, nhiều quy định về cách tính thuế, mức thuế suất, miễn giảm thuế còn phức tạp, chưa minh bạch và rõ ràng tạo nhiều kẽ hở cho việc gian lận, trốn thuế, lậu thuế...

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)