- Các thị trường khác
3.1.1.1. Bối cảnh trong nước
- Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của người dân. Như vậy, yếu tố trung tâm trong khả năng cạnh tranh quốc gia là tạo ra sự “tăng trưởng bền vững”. Tăng trưởng bền vững, có thể hiểu nôm na là tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế, chỉ có thể đạt được nếu “năng suất quốc gia” đảm bảo được thu nhập hay sự thịnh vượng bền vững của quốc gia đó. Chính vì vậy, năm 1997, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xây dựng “chỉ số cạnh tranh quốc gia” theo khung khổ 8 nhân tố xác định tính cạnh tranh tổng thể (với tổng số gồm khoảng 250 vi chỉ số) bao gồm: độ mở kinh tế, thể chế, tài chính, lao động, công nghệ, kết cấu hạ tầng, quản trị,
và chính phủ.
WEF 1 xếp Việt Nam giảm 17 bậc về khả năng cạnh tranh tăng trưởng năm 20042, từ 60/102 năm 2003 xuống 77/104 và năm 2005 tiếp tục giảm 4
1
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới “Global Competitiveness Report”, 2004 và 2005
bậc (81/117). Sự sụt giảm chỉ số GCI của Việt Nam chứng tỏ rằng, tăng trưởng cao không nhất thiết đi liền với thứ hạng cao. Yếu tố quyết định chính là mức độ tăng GDP bình quân đầu người, chỉ tiêu cho năng suất của nền kinh tế. Theo số liệu của WEF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng 250 USD (tính theo ngang giá sức mua), nhưng hầu hết các nước có thứ hạng cao hơn Việt Nam trong năm 2004 đều có sự gia tăng GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam và nước có thứ hạng 60 (thứ hạng của Việt Nam năm 2003) là Ba Lan có GDP bình quân đầu người tăng 1.437 USD trong năm 2004.
Nhìn chung, Việt Nam có kinh tế vĩ mô ổn định, tuy nhiên các nhân tố đầu vào quan trọng cho tăng năng suất và chất lượng tăng trưởng bao gồm thể chế, đặc biệt các thể chế đầu tư; sự phát triển cơ sở hạ tầng vật chất; nguồn vốn con người; và khoa học công nghệ còn ở trình độ thấp.
Mặc dù cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể nhưng chi phí của rất nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng thu hút đầu tư và giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, tăng năng suất vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Trong số 8 nước trong khu vực3 được A.T. Kearney nghiên cứu, Việt Nam có tổng chi phí cho vận chuyển đường biển cao nhất, đơn giá điện công nghiệp cao hàng thứ tư và giá thuê văn phòng cao hàng thứ sáu. Đặc biệt quan trọng là dịch vụ viễn thông tuy đã trở nên sẵn có và chi phí thấp hơn nhưng vẫn còn kém xa so với các nước - đơn
2
Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia (năng lực cạnh tranh tăng trưởng) của Việt Nam như sau: năm 2003 xếp hạng thứ 60 trong 102 nước, năm 2002 là 65/80 và 2001 là 60/75.
3
A.T. Kearney tiến hành so sánh cho 8 nước là Xingapo, Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia, Philipin, Trung Quốc, Malaixia, và Việt Nam.
giá thuê đường dây hàng tháng cao nhất và đơn giá thuê băng rộng cao hàng thứ sáu.
Vấn đề phát triển công nghệ tuy đã được chú trọng hơn nhưng vẫn còn quá yếu. Biểu hiện không chỉ ở việc đầu tư của ngân sách nhà nước cho nghiên cứu và triển khai trên GDP gần là con số 0 mà còn ở việc không có một thể chế hoàn thiện để tạo thuận lợi và khuyến khích chuyển giao công nghệ, đặc biệt qua FDI. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có Luật về Chuyển giao Công nghệ.
Nguồn nhân lực của Việt Nam cũng chưa được chú trọng đúng mức. Theo nghiên cứu của A.T. Kearney, chi cho giáo dục của Việt Nam còn thấp, chỉ đứng thứ năm trong nhóm tám nước nếu tính chi cho giáo dục theo bình quân đầu người mặc dù chi cho giáo dục tính trên phần trăm GDP là cao nhất. Những nhân tố của nguồn nhân lực để nền kinh tế bứt phá như chất lượng đào tạo ở bậc cao và trình độ tiếng Anh cũng quá khiêm tốn. Tỷ lệ nhập học đại học chỉ là 10%, thấp nhất trong số các nước và trình độ tiếng Anh chỉ xếp trên Thái Lan.
Bên cạnh những yếu kém của yếu tố đầu vào như trên, thì đầu ra hay hiệu quả sử dụng các nguồn vốn còn hiếm hoi này đang giảm dần, tạo nên một nguyên nhân quan trọng khác hạn chế khả năng cạnh tranh quốc gia. Ngân hàng thế giới đã sử dụng chỉ số ICOR để đánh giá hiệu quả của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam4
. Trong số 23 nước được nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 17/23 về hiệu quả đầu tư trong khi đứng thứ 3/23 trong việc huy động vốn đầu tư.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu có thể dựa vào kết quả xếp hạng của WEF theo chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (Business Competitiveness Index - BCI). BCI được xây dựng dựa trên hai chỉ
4
Trang 55-56, “Vietnam Development Report 2005, Governance”, 2004, Ngân hàng thế giới.
số bộ phận là (1) chỉ số trình độ cạnh tranh ở thị trường trong nước và (2) chỉ số môi trường kinh doanh vi mô. Chỉ số thứ hai bao gồm bốn nhóm nhân tố: (1) các điều kiện về nhân tố đầu vào sản xuất, (2) các điều kiện về cầu, (3) các ngành hỗ trợ và liên quan, (4) môi trường đối với các chiến lược của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dứt khoát phải được đánh giá căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu. Có thể đưa ra bốn tiêu chí đánh giá như sau. Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh: cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp, được thể hiện ở lợi nhuận (tính trên chi phí, giá, lãi, vốn, kim ngạch xuất khẩu) và đóng góp của xuất khẩu vào nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, được thể hiện qua thị phần ngoài nước của các doanh nghiệp xuất khẩu. Thứ ba, năng lực quản trị chiến lược kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển bền vững, thích ứng với tiến trình hội nhập quốc tế và nâng cao uy tín doanh nghiệp. Cuối cùng, trình độ khoa học, công nghệ của các doanh nghiệp.
Chỉ số BCI của Việt Nam cũng giống như chỉ số GCI bị giảm 23 bậc, từ 50/93 năm 2003 xuống 73/98 năm 2004. Nếu chỉ tính trên kim ngạch xuất khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gấp gần hai lần từ 10.216 triệu USD năm 1999 lên 20.229 triệu USD năm 2003, đưa tốc độ tăng trưởng thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới lên 52%, mức cao nhất trong khu vực Đông và Nam Á, trên cả Trung Quốc là 45%5. Tuy nhiên, đi sâu vào đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trong nước thì thấy
5
David Ray, VNCI, 2004, Có phải Việt Nam trở nên thiếu cạnh tranh hơn?
rằng các doanh nghiệp đang thiếu những yếu tố cần thiết để có thể tăng được lợi nhuận ròng và phát triển bền vững.
Kết quả điều tra của VCCI dưới sự hỗ trợ của VNCI về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam năm 2004 cho thấy hệ số sử dụng năng lực sản xuất trong giai đoạn 2001 - 2003 rất thấp, cao nhất là các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ là 89,4%. Tuy nhiên, với hệ số thấp như vậy, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư mà không chú ý đến việc nghiên cứu thị trường và nhận các dịch vụ phát triển kinh doanh khác để cải thiện tình hình.
Ngoài ra, rất ít doanh nghiệp chú ý đến việc đổi mới và đầu tư cho công nghệ và nâng cao trình độ và tay nghề cho lao động. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tiến hành khảo sát tình hình sử dụng thiết bị - công nghệ và tư vấn công nghệ đối với 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ của doanh nghiệp chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm. Cũng theo kết quả khảo sát, đa số sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước. Số cán bộ, kỹ thuật có chuyên môn của doanh nghiệp cũng chỉ đạt 7%.
Việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn rất chậm, thụ động và chỉ mang tính tình huống là chính. Nghiên cứu của GTZ, VCCI và Swiss Contact cho thấy, tỷ lệ nhận thức và hiểu về dịch vụ tư vấn công nghệ của các doanh nghiệp là thấp (79% và 81%). Do đó, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này chỉ là 9%.
Một lý do khách quan khác khiến việc đổi mới công nghệ, thiết bị của đại đa số doanh nghiệp dậm chân tại chỗ là chưa có quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp doanh nghiệp yên tâm khi quyết định đầu tư. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu thường rất lo ngại khi đầu tư một khoản tiền lớn để mua sắm thiết
bị. Nếu gặp phải rủi ro như mua phải thiết bị dởm, công năng không phù hợp với thực tế sản xuất thì sẽ rất khó khăn.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên phụ liệu nhập khẩu, chính vì thế mà lợi nhuận ròng thu được rất thấp và khả năng đối phó với các cú sốc bên ngoài yếu. Theo nghiên cứu của UNDP và Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ nhập khẩu.
Xét về khả năng quản lý chiến lược kinh doanh, hầu hết các công ty chưa có chiến lược kinh doanh tổng thể, dài hạn, bài bản cho hàng xuất khẩu của mình dựa vào cung cầu trên thế giới và năng lực sản xuất của bản thân mà vẫn sản xuất và kinh doanh phụ thuộc vào từng lô hàng, từng khách hàng, mang nặng tính tình thế.
Xét trên bình diện môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung còn gặp rất nhiều rào cản về mặt tiếp cận vốn và đất đai và những thủ tục hành chính rườm rà. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thường gặp khó khăn tiếp cận đất đai do có sự xung đột về lợi ích giữa việc đảm bảo hoạt động bình thường cho các doanh nghiệp này và những ưu tiên phát triển khu công nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của một nước. Cụ thể như (1) lợi thế so sánh thể hiện RCA (đo bằng tỷ lệ giữa thị phần xuất khẩu hàng hoá j của nước i trong tổng xuất khẩu thế giới hàng hoá j với thị phần xuất khẩu của nước i trong tổng xuất khẩu hàng hoá thế giới); (2) hệ số chi phí nguồn lực nội địa (DRCC) giúp đánh giá lợi thế so sánh khi sản xuất một loại hàng hoá dựa trên hiệu quả sử dụng các đầu vào nội địa để sản xuất hàng hoá đó. Chỉ tiêu này liên quan đến chi phí cơ hội của việc sử dụng các đầu vào nội địa; (3) chỉ số tương thích về thương mại
(Cx/m) đo mức độ tương thích giữa các sản phẩm xuất khẩu của một nước với các sản phẩm thị trường nước ngoài nhập khẩu. Như vậy chỉ số sẽ tiến đến 0 nếu một nước không xuất khẩu loại hàng mà thị trường nước ngoài nhập khẩu và sẽ tiến đến 1 khi lượng xuất khẩu một mặt hàng của nước đó tương đồng với thị phần nhập khẩu sản phẩm đó của thị trường nước ngoài.
Một vấn đề rất rõ và đáng lo ngại hiện nay là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam rất thấp. Trong 4 năm (2001 - 2004), giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ luôn luôn tăng chậm hơn giá trị sản xuất: giá trị gia tăng của nông, lâm và thuỷ sản là 3,4%/năm nhưng giá trị sản xuất tăng 5,1%; tương ứng cho công nghiệp là 10,1% và 15,2%, cho dịch vụ là 6,6% và 7,2%. Một phần nguyên nhân, như đã được chỉ ra ở phần trên về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là do ta vẫn phải nhập khẩu rất nhiều nguyên phụ liệu.
Một nguyên nhân khác là do ta chưa chú trọng hình thành các chuỗi giá trị cho sản phẩm từ người nghiên cứu, đến người sản xuất nguyên phụ liệu, đến người sản xuất sản phẩm cuối cùng, đến người thu mua, đến người chế biến, chế tạo, đến người bán buôn và đến người bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng. Các mắt xích này chính là các chuỗi phân phối trong đó cần có một thực thể có đủ tiềm lực về tài chính để điều phối và quản lý mắt xích đó. Việc không xây dựng các chuỗi phân phối như vậy đã làm tăng rủi ro, giảm giá trị các sản phẩm do không điều tiết được cung cầu. Ngoài ra, việc chưa hình thành những chuỗi phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài đã làm cho giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam bị chia sẻ cho các nhà phân phối trung gian nước ngoài. Chỉ sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam và Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, các nhà xuất khẩu của ta mới tăng xuất khẩu trực tiếp ra các thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, chủ yếu các kênh phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp xuất khẩu
này vẫn chỉ là trực tiếp đến nhà nhập khẩu ở thị trường cuối cùng, chưa xây dựng được mạng lưới phân phối đến tận tay người tiêu dùng nước ngoài.
Vấn đề cuối cùng liên quan đến giá trị gia tăng là sự nhận thức kém trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của Việt Nam. Đến nay, ta đã quen với việc lắp ráp và gia công các sản phẩm chế tạo như giày dép, dệt may, linh kiện điện tử và xe gắn máy… và với việc tiêu thụ hàng nông, lâm và thuỷ sản tại thị trường nội địa. Chính vì vậy nên các sản phẩm của Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước nhưng rất ít người biết đến xuất xứ thực của chúng. Đó là chưa kể rất nhiều đặc sản của Việt Nam đã bị ăn cắp nhãn hiệu do chưa được đăng ký bảo vệ bản quyền trên thị trường quốc tế.