Nhóm giải pháp phát triển và đa dạng hoá mặt hàng và thị trƣờng xuất khẩu đến năm

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

- Các thị trường khác

3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển và đa dạng hoá mặt hàng và thị trƣờng xuất khẩu đến năm

xuất khẩu đến năm 2010

3.2.1..1. Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá thời gian tới

- Xây dựng chiến lược cho từng sản phẩm xuyên suốt từ khâu tạo nguồn cũng như đầu vào cho sản xuất, chế biến,… đến nghiên cứu và tiếp cận các thị trường đầu ra.

- Tăng cường đầu tư tạo ra năng lực mới cho xuất khẩu của nhóm hàng chủ lực nhất là dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, nhựa, thực phẩm chế biến, đặc biệt chú trọng thu hút FDI cho sản xuất, chế biến xuất khẩu.

- Chú trọng và khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu trong nước cho các sản phẩm dệt may, giày dép, đồ gỗ xuất khẩu… nhằm giảm giá thành đầu vào của nguyên nhiên liệu trong xuất khẩu.

- Khuyến khích đầu tư phát triển các các ngành công nghiệp bổ trợ, sản xuất chi tiết, linh kiện, phụ tùng phục vụ các ngành lắp ráp, chế tạo cơ khí, điện tử, vi tính.

- Nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện việc xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm xuất khẩu.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và marketing xuất khẩu, tiến hành mạnh mẽ các chiến dịch XTTM ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhằm mở rộng thị phần xuất khẩu.

+ Trong thời gian từ nay tới năm 2010, phải xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển từng mặt hàng cụ thể và có tiềm năng xuất khẩu này. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phải huy động được đầy đủ các lực lượng tham gia từ nhà sản xuất, xuất khẩu, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, ngành hàng, các cơ quan chính phủ liên quan tạo ra sự phối, kết hợp mạnh mẽ và sự quyết tâm thực hiện triệt để các chiến lược, kế hoạch, tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

+ Xác định rõ những điểm mạnh của Việt Nam và tập trung đầu tư để khai thác các điểm mạnh đó, đối với những khâu hoặc những công tác mà Việt Nam còn yếu hoặc chưa làm được, chúng ta có thể huy động các nguồn lực từ bên ngoài, ví dụ thuê chuyên gia cho việc thiết kế, lựa chọn các giám đốc điều hành giỏi, lựa chọn đội ngũ tư vấn pháp lý, thị trường chuyên nghiệp và bài bản, lựa chọn nhà phân phối phù hợp…

+ Tăng cường hoạt động nghiên cứu, triển khai, năng lực tiếp thu chuyển giao công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế tạo sản phẩm mới cho xuất khẩu…

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)