và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng hoá
- Quỹ Hỗ trợ Phát triển được thành lập năm 1999 nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án kinh tế quan trọng và phát triển các vùng có khó khăn, hỗ trợ dưới hình thức tín dụng đầu tư ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Các chương trình hỗ trợ dưới hình thức tín dụng ưu đãi, miễn hoặc giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp và miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, nguyên liệu và các thiết bị nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, chế biến xuất khẩu...
Từ năm 2001, Chính phủ có chủ trương cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ này. Thực tế từ khi thực hiện cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đến nay, năm nào Quỹ Hỗ trợ phát triển cũng cho vay trên 60% so với chỉ tiêu được giao. Quỹ Hỗ trợ phát triển đã và đang giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra các quy định
nhằm tăng thẩm quyền, phát huy tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển ở địa phương trong việc quyết định cho vay hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện quỹ này cũng còn nhiều bất cập và việc tiếp cận quỹ này đối với các DNVVN là rất khó khăn.
Các khuyến khích đầu tư dưới hình thức miễn hoặc giảm thuế sử dụng và thuê đất, miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế ưu đãi và miễn thuế nhập khẩu. Những khuyến khích này giành cho các doanh nghiệp trong nước và FDI tham gia vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, sản xuất xuất khẩu, sản xuất ở những vùng có khó khăn về phát triển kinh tế và xã hội và nhằm mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn…
Một khuyến khích khác đối với xuất khẩu hàng nông sản phải kể tới Quyết định 80/2002QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng, trong đó quy định các hình thức khuyến khích và ưu đãi đối với các hợp đồng tiêu thụ hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam như lúa gạo, cà phê, thuỷ sản…
Theo Quyết định 266/2003/QĐ-TTg ngày 17/12/2003 của thủ tướng chính phủ, để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nhiều chính sách về tài chính, tín dụng, đầu tư, phí và phụ phí sẽ phải sửa đổi và điều chỉnh, tập trung vào tín dụng dài hạn cho đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, đặc biệt đối với các ngành sản xuất nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, bảo lãnh tín dụng thương mại cũng được mở rộng, chú ý đến các dự án đầu tư cho công nghệ mới để xuất khẩu và cho các hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, số lượng danh mục hàng được hưởng ưu đãi xuất khẩu sẽ giảm để tập trung thưởng cho các hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao và những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước và cung ứng với số lượng lớn. Hỗ trợ tài chính trực tiếp cũng sẽ bị hạn chế và thay thế
bằng hỗ trợ cho các nhà cung ứng nguyên liệu, các giải pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ để cải thiện năng lực xuất khẩu…
- Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, đặc biệt từ năm 2001 đến nay, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đã thay đổi về cơ bản, cách tiếp cận xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch dựa trên cơ sở các quy luật vận động của kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã được vận dụng trong thực tiễn. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010, các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu đều thể hiện được tính thực tiễn, tính khả thi và được quản lý, điều hành hiệu quả hơn thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hoá, đa dạng hoá và hình thành các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, các thị trường xuất khẩu trọng điểm và thị trường mới…
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận những khó khăn, hạn chế trong công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu hàng hoá xuất phát từ cách tiếp cận còn duy ý chí, chưa nhận thức đúng và sâu sắc về môi trường kinh doanh của kinh tế thị trường và môi trường toàn cầu hoá, thiếu tầm chiến lược, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và tham gia đầy đủ của các đối tác liên quan vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược, còn lúng túng trong xử lý và khắc phục các trường hợp bất khả kháng… dẫn đến hiện trạng phổ biến là nhiều chiến lược, quy hoạch và kế hoạch chỉ nằm trên giấy, nhiều chương trình không thực hiện được, do thiếu định hướng đúng đắn mà việc đầu tư bị dàn trải và lãng phí, nguồn tài nguyên đất đai, rừng, biển, khoáng sản… bị khai thác bừa bãi ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả xuất khẩu hàng hoá nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung…