Trong thời gian qua, cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất của Việt Nam, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng thay đổi. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm các sản phẩm thô, nguyên liệu. Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 chậm và không ổn định qua các năm. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 24,3% năm 2001 xuống còn 21,1% năm 2005; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm dần trong 3 năm đầu thực hiện Chiến lược từ 24,3% năm 2001 xuống 22,1% năm 2003 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2004 - 2005 và chiếm tỷ trọng 24,7% năm 2005; nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đều và chiếm tỷ trọng 38,4% trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2005.
Tỉ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo có xu hướng tăng. Đây là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thực tế cho thấy, không một quốc gia đang phát triển nào có thể thành công trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà không thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng hàng chế biến, chế tạo. Kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc đều đi kèm với hai loại chuyển dịch trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá. Đó là sự tăng lên đột ngột của tỉ lệ chế biến trong tổng xuất khẩu và trong ngành chế biến; và có một sự dịch chuyển sang xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ nhưng lao động vẫn đóng góp tỉ lệ lớn.
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
Đơn vị: triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giai đoạn
2001-2005 KN Tỷ KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng Tổng XK hàng hoá 15.029 100 16.706 100 20.149 100 26.503 100 32.442 100 110.829 100 - Nhóm nông, lâm, 3.649 24,3 3.989 23,9 4.452 22,1 5.437 20,5 6.851 21,1 24.379 22
thuỷ sản