Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101)

- Các thị trường khác

3.2.5.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu

* Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của định hướng xuất khẩu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và những thách thức đối với xuất khẩu trong bối cảnh mới.

* Đào tạo và xây dựng năng lực thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Đối với Nhà nước:

- Cần xây dựng và tổ chức thực hiện trên quy mô quốc gia các kế hoạch, quy hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phát triển xuất khẩu thời gian tới.

- Cần xác định rõ nhu cầu và yêu cầu đào tạo cán bộ cho các đối tượng quản lý nhà nước về xuất khẩu, các tổ chức dịch vụ xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu ở quy mô quốc gia.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giáo dục và đào tạo, chuẩn bị tốt lực lượng giảng viên, đảm bảo tính có sẵn và tính tiên tiến của các phương tiện đào tạo

đáp ứng các nhu cầu đào tạo khác nhau của các doanh nghiệp, cá nhân và các đối tượng khác có yêu cầu.

- Tập trung sức lực, trí tuệ và tiền của vào việc xây dựng một số trung tâm đào tạo quốc gia về kinh tế, thương mại trình độ cao, ngang tầm khu vực và bình đẳng trong hợp tác quốc tế về đào tạo để đào tạo các nhà kinh tế, nhà quản lý và các doanh nhân hàng đầu của đất nước.

- Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp hay hướng dẫn, giúp đỡ để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo...

Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo về xuất khẩu

Cần tự chủ và năng động trong việc nghiên cứu thị trường, marketing các sản phẩm đào tạo của mình cho các đối tác có nhu cầu.

Liên hệ chặt chẽ với Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, tìm hiểu kỹ nhu cầu đào tạo của các đối tượng này, tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo có chất lượng cao, giá cả hợp lý và có sức cạnh tranh đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các khách hàng có nhu cầu đào tạo.

Đề xuất, kiến nghị với nhà nước về các chính sách khuyến khích và thuận lợi hoá, phát triển đào tạo nguồn nhân lực của đất nước, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế thành công.

Đối với doanh nghiệp

Trong nhận thức của chủ doanh nghiệp, phải thấy rõ việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động đầu tư mang lại lợi ích lâu dài chứ không đơn thuần là chi phí kinh doanh.

Rà soát và đánh giá lại tình hình đội ngũ lao động của đơn vị mình. Đối chiếu với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển doanh nghiệp để xác định rõ nhu cầu và yêu cầu đào tạo của đơn vị.

Xây dựng các kế hoạch và qui hoạch phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp và tương ứng là các kế hoạch đào tạo và đào tạo lại phù hợp.

Liên hệ chặt chẽ và phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với các cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo vì mục tiêu và lợi ích của cả hai bên.

Đề xuất, kiến nghị với Nhà nước về các chính sách hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu và chính sách phát triển nguồn nhân lực đất nước nói chung.

Tóm lại, với việc đánh giá những nhân tố trong và ngoài nước tác động đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, luận án đưa ra định hướng chung và một số định hướng cụ thể về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Cuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế chậm phát triển sang một nền kinh tế công nghiệp, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với kinh tế khu vực và thế giới.

Sau gần 20 năm thực hiện con đường đổi mới của Đảng và Nhà nước, thương mại nước ta nói chung, và xuất khẩu nói riêng đã có những biến đổi tích cực. Kim ngạch thương mại không ngừng tăng lên, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng qua chế biến tăng lên. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở nước ta hiện nay vẫn còn có những nhược điểm cần phải tiếp tục khắc phục:

- Sự chuyển dịch theo không gian còn hợp lý, cơ cấu các thành phần tham gia xuất khẩu vẫn còn theo hướng tự phát. Mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng thương mại Nhà nước vẫn chưa thực sự trở thành lực lượng chi phối thị trường, thương nghiệp ngoài quốc doanh thì phát triển thiếu định hướng.

- Cơ cấu kỹ thuật thì vẫn còn lạc hậu so với đòi hỏi của thị trường và trình độ của khu vực cũng như thế giới...

Nhằm đưa ra được những giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam một cách hợp lý, có hiệu quả cao góp phần vào phát triển nền kinh tế đất nước, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; xem xét, đánh giá các yếu tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu; tìm ra nguyên nhân dẫn đến các kết quả chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và rút ra các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho việc thực hiện chiến lược thời kỳ tiếp theo.

Thông qua việc ứng dụng và mô phỏng một số mô hình dự báo kết hợp với phương pháp chuyên gia, tác giả đề tài đã cố gắng đưa ra các dự báo về

nhu cầu của thị trường thế giới đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng như những nhân tố bên ngoài sẽ tác động tới xuất khẩu hàng hoá của chúng ta thời gian tới năm 2010; các dự báo về xu hướng tác động của các nhân tố bên trong nền kinh tế tới việc cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu; dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo từng mặt hàng và từng thị trường.

Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, tác giả đề tài đề xuất 6 nhóm giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam: (1) phát triển và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu; (2) phát triển và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; (3) phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp ; (4) phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xuất khẩu của đất nước, chú trọng đến cơ sở hạ tầng thông tin và TMĐT; (5) cải cách hành chính, thuận lợi hoá hoạt động xuất khẩu và (6) phát triển nguồn nhân lực xuất khẩu.

Tác giả đề tài đã thực hiện bản dự thảo báo cáo này với những nỗ lực đặc biệt và tinh thần trách nhiệm cao và hy vọng đã giải quyết được những yêu cầu cơ bản đặt ra. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt, đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để chỉnh sửa và hoàn thiện luận án nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101)