Với mục tiêu cải thiện cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng các sản phẩm thô nên hiện nay, kim ngạch của nhóm hàng này đã đạt trên 9,5 tỉ USD, đóng góp nhiều vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Hạt nhân của nhóm hàng này vẫn là hai mặt hàng dệt may và giầy dép với kim ngạch xuất khẩu tương ứng năm 2004 là 4,3 tỉ USD và 2,6 tỉ USD, đóng góp tương ứng vào kim ngạch xuất khẩu hàng hoá là 16% và 9,8%. Trong 9 tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này là 3,5 tỉ USD và 2,18 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng 4,3% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt kế hoạch năm 2005 là 67,9% và 71,7%. Tuy nhiên, ngành dệt may và giầy dép Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như còn phụ thuộc lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu, đặc biệt ngành dệt may lại bị áp hạn ngạch trên thị trường Hoa Kỳ. Sản phẩm gỗ - mặc dù đã tạo được bước đột phá quan trọng với kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng gần 3,5 lần so với năm 2001 nhưng vẫn phải đối mặt với nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong khi đó, điểm yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam lại là thiếu thiết kế, mẫu mã riêng độc đáo...
Bảng 2.6: Xuất khẩu một số mặt hàng chế biến, chế tạo
Đơn vị: triệu USD
2001 2002 2003 2004 9T/2005
Tăng trưởng (%) 4,4 39,3 33,98 18,9 4,3 2. Giày dép các loại 1.559 1.867 2.268 2.691 2.180 Tăng trưởng (%) 6,5 19,76 21,5 18,65 13,0 3. Sản phẩm gỗ 335 435 567 1.139 1.090 Tăng trưởng (%) - 29,85 30,3 100,9 44,4 4. Hàng thủ công mỹ nghệ 235 331 367 425 137 Tăng trưởng (%) -0,8 40,85 10,9 16,1 9,8
5. Dây điện và cáp điện 154 186 263 388 356
Tăng trưởng (%) - 20,8 41,4 28,5 32, 7
6. Sản phẩm nhựa (plastic) 134 153 186 260 256
Tăng trưởng (%) - 14,2 21,6 39,8 41,2
7. Xe đạp và phụ tùng 114 124 154 238 112,7
Tăng trưởng (%) - 8,8 24,2 54,5 -35,8
Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan năm 2005