Về mua sắm của Chính phủ

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 56)

Vấn đề thương mại hoá và minh bạch trong mua sắm của chính phủ là một trong những nội dung quan trọng trong các quy định của WTO. Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này từ giữa thập kỷ 1990 khi áp dụng chế độ đấu thầu công cộng đối với mua sắm hàng hoá của một số cơ quan chính phủ. Đến năm 1999, Luật đấu thầu cạnh tranh chính thức được ban hành quy định các hàng hoá thuộc diện mua sắm của chính phủ gồm hàng hoá, xây dựng, các dịch vụ khác phải được mua sắm thông qua đấu thầu, đàm phán cạnh tranh. Việc triển khai rộng rãi Luật này từ giữa năm 2000 cho thấy Trung Quốc kiên quyết minh bạch hoá mua sắm của chính phủ nhắm thương mại hoá lĩnh vực này theo yêu cầu của WTO đồng thời hạn chế nạn tham nhũng. Tuy nhiên, còn một số những khác biệt nhất định của Luật này và những quy định của WTO về mua sắm của chính phủ. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ mở cửa từng bước thị trường mua sắm chính phủ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, sau 15 năm đàm phán gia nhập WTO, có thể tóm tắt những sự kiện chính từ khi Trung Quốc tham gia GATT cho đến khi chính thức trở thành thành viên thứ 144 của WTO như sau:

- Ngày 21/4/1948, Chính phủ Quốc dân Đảng đại diện cho Chính phủ Trung Quốc ký “Hiệp định ứng dụng lâm thời GATT”, từ 21/5/1948 Trung quốc chính thức trở thành nước ký kết Hiệp định GATT.

- Ngày 5/4/1954, Chính phủ Quốc dân Đảng tuyên bố rút khỏi GATT.

Tháng 10/1971 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, thông qua Nghị quyết khôi phục địa vị hợp pháp của nước CHND Trung Hoa.

- Tháng 5/1972, Trung quốc trở thành thành viên của “Trung tâm thương mại quốc tế” trong cơ cấu trực thuộc Hội nghị mậu dịch và phát triển của Liên hiệp quốc và GATT.

- Tháng 5/1981, Chính phủ Trung Quốc dành được tư cách là quan sát viên Ủy ban hàng đệt may.

- Ngày 31/12/1982 Quốc vụ viện phê chuẩn báo cáo về Trung Quốc xin gia nhập GATT, công việc khôi phục vị trí ở GATT đi vào giai đoạn thực thi.

- Ngày 15/12/1983, Ủy ban hàng dệt may trực thuộc GATT tiếp nhận Trung Quốc tham gia, Trung Quốc trở thành thành viên của ủy ban hàng dệt may trong GATT.

- Tháng 11/1984, Chính phủ Trung Quốc được phê chuẩn tham gia Hội nghị của GATT và các hội nghị của các cơ cấu trực thuộc GATT với tư cách là quan sát viên.

- Tháng 4/1985 Trung Quốc trở thành thành viên Tiểu tổ đàm phán phi chính thức các nước đang phát triển của GATT.

- Ngày 10/1/1986, Chủ tịch GATT thăm Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ rõ ràng, hy vọng muốn khôi phục vị trí là nước ký kết GATT.

- Ngày 23/4/1986, Hồng Kông với tư cách là khu vực thuế quan độc lập đã trở thành bên ký kết GATT.

- Ngày 10/7/1986, đại diện của Trung Quốc thường trực tại Giơnevơ đã đệ đơn chính thức lên Chủ tịch GATT xin khôi phục địa vị của Trung Quốc tại GATT.

- Từ ngày 15-20 tháng 9 năm 1986, Hội nghị các Bộ trưởng các nước ký kết GATT họp tại đảo Aister của Urugoay, Vòng đàm phán Urugoay bắt đầu. Trung Quốc cử phái đoàn tham gia hội nghị và trở thành bên tham gia Vòng đàm phán Urugoay.

- Ngày 13/2/1987, Chính phủ Trung Quốc GATT gửi “Bị vong lục chế độ ngoại thương Trung Quốc” lên Ban thư ký GATT.

- Ngày 14/5/1987, GATT triệu tập Hội nghị thường trực, thảo luận thông qua chức trách chủ yếu của Tổ công tác Trung Quốc.

- Tháng 6/1987, GATT quyết định thành lập “Tổ công tác Trung Quốc”, bắt đầu đàm phán “Khôi phục địa vị” của Trung Quốc. Đại sứ Thụy sỹ Silater làm Tổ trưởng Tổ công tác.

- Ngày 10 và 11 tháng 6 năm 1987, Đoàn đại biểu Trung Quốc tiến hành đàm phán chính thức với EU tại Brussell về vấn đề khôi phục địa vị của Trung Quốc ở GATT.

- Tháng 6/1987, Ban Thư ký của GATT gửi tới Trung Quốc 329 điều chất vấn chế độ ngoại thương Trung Quốc của các nước ký kết GATT.

- Ngày 22/10/1987, Hội nghị lần thứ nhất tổ công tác Trung Quốc họp tại Giơnevơ, xác định nghị trình công tác.

- Tháng 11/1987, Trung Quốc chính thức gửi bản trở lời về chế độ ngoại thương của Trung Quốc lên GATT, ngày 22 Ban Thư ký chuyển bản trả lời cho các nước liên quan.

- Ngày 23 và 24/2/1988, Tổ công tác Trung Quốc của GATT họp lần thứ hai tại Giơnevơ, bắt đầu thẩm duyệt “Bị vong lục chế độ ngoại thương Trung Quốc”.

- Từ ngày 26 đến 28/4/1988, Tổ Công tác Trung Quốc họp lần thứ ba tại Giơ ne vơ, tiếp tục thẩm duyệt chế độ ngoại thương của Trung Quốc.

- Từ ngày 28 đến 30/6/1988, Tổ Công tác Trung Quốc của GATT họp phiên thứ tư tại Giơnevơ, Trung Quốc chính thức đưa ra đàm phán thuế quan với các nước.

- Từ ngày 12 đến 14/12/1989, Tổ Công tác Trung Quốc của GATT họp phiên thứ tám tại Giơnevơ, khởi động lại việc thẩm duyệt chế độ ngoại thương Trung Quốc.

- Tháng 1/1990, Tổ Công tác họp phiên thứ 9, hoàn thành đánh giá về chế độ ngoại thương Trung Quốc, quyết định dự thảo Nghị định khôi phục vị trí của Trung Quốc ở GATT.

- Ngày 13 và 14/2/1992, Tổ Công tác Trung Quốc của GATT họp phiên thứ 10 tại Giơnevơ, Trung Quốc chuyển cho các nước “Văn kiện bổ sung chế độ ngoại thương Trung Quốc”.

- Tháng 9/1992, Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc chính thức nêu lên mục tiêu cải cách thể chế kinh tế là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 18/19/1992, Trung Quốc và Mỹ đạt được “Bị vong lục cho phép đi vào thị trường”, đặt cơ sở cho đàm phán đa phương khôi phục vị trí của Trung Quốc ở GATT.

- Từ ngày 21 đến 23/10/1992, Tổ Công tác Trung Quốc họp phiên thứ 11, đại biểu Trung Quốc tuyên bố: Trung Quốc xây dựng nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường Trung Quốc xây dựng là kinh tế thị trường XHCN. Dưới sự kêu gọi của các nước đang phát triển, GATT đã kết thúc việc thẩm nghị chế độ ngoại thương Trung Quốc. Đàm phán khôi phục vị trí của Trung Quốc từ giai đoạn 1 bước sang giai đoạn 2, tức từ giai đoạn hỏi đáp sang giai đoạn đàm phán thực chất về quyền lợi và nghĩa vụ cho phép đi vào thị trường.

- Năm 1993, Chủ tịch Giang Trạch Dân lần đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Bush tại Seaton, tuyên bố rõ ràng ba nguyên tắc xử lý việc Trung Quốc khôi phục vị trí tại GATT.

- Từ ngày 24 đến 28/5/1993, Tổ Công tác Trung Quốc họp phiên họp thứ 14, thảo luận chi tiết về Nghị định thư Trung Quốc khôi phục vị trí tại GATT.

- Ngày 21/6/1993, Phía Mỹ chuyển cho Trung Quốc “Văn kiện thảo luận việc Trung Quốc gia nhập GATT dưới hình thức Nghị định thư dự thảo”.

- Ngày 1/10/1994, Trung Quốc lần thứ hai gửi điện đến nguyên thủ của nước ký kết GATT và Chủ tịch GATT bày tỏ lập trường khôi phục vì trí ở GATT và thành viên sáng lập Tổ chức thương mại thế giới.

- Từ ngày 12 đến 15/4/1994, Hội nghị Bộ trưởng GATT họp tại Marrakech, Marôc, các đại biểu đã ký kết “Văn kiện cuối cùng kết quả Vòng đàm phán Uruguay” và “Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới”. Đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia hội nghị và ký kết các văn bản liên quan.

- Cuối tháng 8/1994, Trung Quốc nêu ra danh mục giảm nhượng nông sản phẩm, phi nông sản phẩm và thương mại dịch vụ sau khi sửa đổi.

- Ngày 28/11/1994, Trung Quốc đề ra: Đến cuối năm 1994 hoàn thành đàm phán mang tính thực chất khôi phục vị trí của Trung Quốc, và trở thành thành viên sáng lập WTO (dự định thành lập vào 1/1/1995).

- Tháng 12/1994, Tổ công tác Trung Quốc họp phiên thứ 19. Hội nghị vẫn chưa đạt được nhất trí về việc Trung Quốc là thành viên sáng lập, từ đó làm cho Trung Quốc không thực hiện được mục tiêu đến năm 1994 sẽ kết thúc đàm phán thực chất.

- Ngày 1/1/1995, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập.

- Từ ngày 11 đến 13/3/1995, Trung Quốc và Mỹ thống nhất về vấn đề Trung Quốc khôi phục vị trí, đồng ý tiến hành đàm phán Trung Quốc gia nhập WTO trên cơ sở linh hoạt thực chất.

- Từ tháng 5 đến tháng 7/1995, nhận lời mời của Tổ trưởng Tổ Công tác Trung Quốc, đoàn đại biểu Trung Quốc hai lần đến Giơnevơ bàn bạc phi chính thức về Trung Quốc gia nhập WTO.

- Ngày 11/7/1995, Trung Quốc chính thức đệ đơn gia nhập WTO, Tổ chức Thương mại thế giới quyết định Trung Quốc là quan sát viên của tổ chức này.

- Tháng 11/1995, Tổ công tác khôi phục vị trí Trung Quốc tại GATT đổi tên thành Tổ công tác Trung Quốc gia nhập WTO.

- Ngày 12/2/1996, Trung Quốc và Mỹ tiến hành vòng thứ 10 bàn về vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc lần lượt phản ứng với các đòi hỏi của Mỹ.

- Ngày 22/3/1996, Hội nghị Tổ công tác tiến hành phiên họp lần thứ nhất tại Giơnevơ Thụy Sỹ, đàm phán “khôi phục vị trí” chính thích chuyển thành đàm phán “gia nhập WTO”.

- Từ ngày 12 đến 16/9/1996, Trung Quốc và Mỹ đàm phán tại Bắc Kinh về vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO.

- Ngày 23/5/1997, Tổ công tác WTO của Trung Quốc họp phiên thứ 4 tại Giơnevơ. Hội nghị đã đạt được thống nhất trên hai vấn đề nguyên tắc không phân biệt đối xử và thẩm định tư pháp trong Hiệp định thư gia nhập WTO.

- Ngày 6/8/1997, tại Bắc Kinh, Trung Quốc và Newzealand đạt nhất trí về vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO. Newzealand là nước đầu tiên đạt được sự thống nhất với Trung Quốc về vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO.

- Ngày 26/8/1997, Trung Quốc và Hàn Quốc thống nhất về vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO.

- Từ ngày 13 đến 24/10/1997, tại Giơnevơ, Trung Quốc lần lượt ký kết Hiệp định thư kết thúc đàm phán cho phép thâm nhập thị trường song phương với các nước: Hungari, Tiệp Khắc, Slovakia, Pakistan. Hoàn thành đàm phán song phương với Chile, Colombia, Argentina, Ấn Độ, Singapore.

- Từ ngày 26/10 đến 02/11/1997, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân nhận lời mời sang thăm Mỹ, đã khẳng định cùng Tổng thống Mỹ Cliton, đẩy nhanh đàm phán gia nhập WTO, tranh thủ kết thúc sớm đàm phán.

- Từ ngày 1 đến 16/11/1997, Trung Quốc và Nhật Bản kết thúc về vơ bản đàm phán cho phép thâm nhập thị trường song phương.

- Tháng 12/1997, Trung Quốc ký hiệp định gia nhập WTO với Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia.

- Ngày 7/4/1998, trong phiên họp lần thứ 7 Tổ công tác WTO Trung Quốc, phía Trung Quốc đã đưa ra phương án giảm thuế hàng loạt các hàng hóa và nhận được sự hoan nghênh rộng rãi.

- Tháng 6/1998, Tổng thống Mỹ Clinton thăm Trung Quốc. Tháng 7, lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết kéo dài ưu đãi tối huộ quốc đối với Trung Quốc, đưa điều khoản “đãi ngộ tối huệ quốc” sửa thành “quan hệ thương mại bình thường”.

- Tháng 11/1998, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã hội đàm với Phó tổng thống Mỹ, Gore tại Hội nghị phi chính thức các nhà lãnh đạo AFEC tại Kualampur, hai bên hy vọng sớm kết thúc đàm phán song phương WTO.

- Tháng 4/1999, Thủ tướng Chu Dung Cơ thăm Mỹ và đạt được những tiến triển thực chất trên một số vấn đề then chốt. Ngày 8-5-1999, sự kiện Đại sứ quán của Trung Quốc tại Nam Tư bị NATO (do Mỹ cầm đầu) ném bom làm cho cuộc đàm phán gia nhập WTO bế tắc.

- Tháng 9/1999, Đoàn đại biểu Trung Quốc và Mỹ đạt được nhất trí vấn đề mang tính trình tự khởi động đàm phán.

- Ngày 11/9/1999, tại Hội nghị AFEC Okland, Chủ tịch Giang Trạch Dân đồng ý khôi phục đàm phán với Tổng thống Clinton và hy vọng sớm kết thúc đàm phán.

- Từ ngày 10 đến 15/11/1999, Đại diện đàm phán mậu dịch của Mỹ thăm Trung Quốc, đạt được “Hiệp định song phương giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO”.

- Ngày 26/11/1999, Trung Quốc cùng Canađa kết thúc đàm phán song phương Trung Quốc gia nhập WTO và ký kết hiệp định.

- Ngày 21/01/2000, Trung Quốc thống nhất và ký Hiệp định gia nhập WTO với các nước Brazil, Srilanka; ngày 27/01 với Urugoay và Peru; ngày 28/01 với Nauy và Island; ngày 16/2 với Philippin; ngày 22/2 với Ấn Độ; ngày 7/3 với Colombia; ngày 10/3 với Thailand; ngày 11/3 với Argentina; ngày 24/3 với Ba Lan, Kirgistan; ngày 12/4 với Malaysia; ngày 16/5 với Latvia; ngày 22/5 với Autralia; ngày 26/7 với Ecuador; ngày 27/7 với Guatemala; ngày 26/9 với Thụy Sỹ.

- Ngày 20 và 21/3/2000, đoàn Đại biểu Trung Quốc đến Giơnevơ tham dự phiên thứ 9 Hội nghị Tổ công tác WTO, và đưa ra “Bị vong lục chế độ mậu dịch đối ngoại” (Bản sửa đổi) và Danh mục pháp luật có liên quan đến mậu dịch đối ngoại. Hội nghị tiến hành tổng kết và đánh giá đối với đàm phán song phương Trung Quốc gia nhập WTO.

- Ngày 19/5/2000, đoàn Đại biểu Trung Quốc, Thạch Quảng Sinh ký hiệp định song phương Trung Quốc gia nhập WTO với đại diện EU, Lamy tại Bắc Kinh.

- Từ ngày 16 đến 23/6/2000, phiên thứ 10 Tổ công tác WTO Trung Quốc họp tại Giơnevơ, khởi thảo văn kiện pháp luật Trung Quốc gia nhập WTO, kết thúc đàm phán cho phép thâm nhập thị trường với tất cả các thành viên của WTO.

- Ngày 17/9/2001, tiến hành phiên họp thứ 18 Tổ công tác WTO, thông qua tất cả các văn kiện pháp luật Trung Quốc gia nhập WTO, quyết định đệ trình tất cả văn kiện lên hội nghị thường trực WTO thẩm duyệt.

- Từ ngày 9 đến 13/11/2001, WTO tiến hành hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tại thành phố Doha, thủ đô của Quatar, thảo luận khởi động vòng đàm phán mậu dịch đa phương mới.

- Ngày 10/11/2001, Hội nghị lần thứ tư WTO đã thông qua Nghị quyết Trung Quốc gia nhập WTO. Ngày 11, đại biểu Trung Quốc Thạch Quảng Sinh đã chính thức ký Nghị định thư Trung Quốc gia nhập WTO. Sau khi ký Nghị định thư, Bộ trưởng Thạch Quảng Sinh trao công hàm phê chuẩn gia nhập WTO của Trung Quốc lên Chủ tịch WTO Muro.

- Ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO. Những phân tích trên cho thấy Trung Quốc đã đẩy mạnh công cuộc cải cách chính sách thương mại theo hướng xây dựng một nền kinh tế thị trường thực thụ, đáp ứng những đòi hỏi của WTO. Mục tiêu quan trọng nhất của Trung Quốc là phát triển kinh tế và hai động lực quan trọng của Trung Quốc là nền kinh tế thị trường và mở cửa – hội nhập đã được thể hiện trong tất cả các chính sách cải cách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. Cốt lõi của cải cách theo hướng thị trường trong giai đoạn gia nhập WTO là thay đổi mối tương quan giữa chính phủ và thị trường. Để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, chính phủ phải chủ động thực hiện được hai sự chuyển đổi: Một là,

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 56)