Vấn đề chống phá giá

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 54)

Trung Quốc đã gặp khá nhiều rắc rối liên qua đến vấn đề chống phá giá. Đến năm 1998, Trung Quốc đã bị hơn 300 cuộc điều tra chống phá giá, trong đó 70% phát sinh từ sau năm 1991. Từ năm 1996, đối tượng chống phá giá nước ngoài tập trung vào những sản phẩm xuất khẩu với quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh cao của Trung Quốc như quần áo, giày dép, đồ chơi. Theo thống kê của WTO, Trung Quốc

vấp phải các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trong số các nước thành viên. Từ năm 1995 đến 2005, khoảng 2.743 biện pháp chống bán phá giá đã thực hiện trên toàn cầu, trong đó có 434 biện pháp nhằm vào hàng hóa Trung Quốc, chiếm khoảng 16%.

Năm 1997, Trung Quốc đã ban hành Điều lệ chống bán phá giá và chống trợ cấp hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Điều lệ này gồm 42 điều xem xét việc đánh thuế đối với các mặt hàng ế thừa và được hưởng trợ cấp của chính phủ nước ngoài nhập khẩu và bán phá giá ở Trung Quốc; hướng dẫn các công ty trong nước cách thức thưa kiện về những vụ tranh chấp; các biện pháp “trả đũa” với hành vi phá giá và áp dụng các mức thuế mang tính kỳ thị đối với hàng hoá của Trung Quốc.

Nhìn chung cách hiểu và các quy định của Trung Quốc là tương đối phù hợp với những quy định về chống phá giá trong khuôn khổ WTO. Tuy nhiên, việc thực thi vẫn còn là vấn đề lớn đối với Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Cần gắn vấn đề này với việc cải cách toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động ngoại thương của Trung Quốc cũng như cần có các cơ quan và đội ngũ cán bộ đủ năng lực, thông hiểu luật pháp quốc tế hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực chống phá giá.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 54)