Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, các thành viên WTO đã cố gắng khai thác và đạt được nhiều cam kết từ phía Trung Quốc. Những cam kết đó gắn liền với mối quan tâm của các thành viên WTO với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của nước này. Hầu hết các cam kết đều hướng tới việc chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc sao cho nó mang tính thị trường và ít chịu sự kiểm soát của Nhà nước hơn.
Với gần 1000 trang Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc, trong đó ghi nhận các cam kết mang tính ràng buộc pháp lý với những thành viên khác của WTO, đã xác định rõ ràng Trung Quốc phải triệt để tôn trong các hiệp định cơ bản, các nguyên tắc, luật lệ và thủ tục đặc biệt của tổ chức này, Nghị định thư gia nhập đã yêu cầu Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, trong đó có các cam kết bãi bỏ hoặc giảm thuế tới hơn 7000 sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, cũng như xóa bỏ các hạn chế thương mại khác đối với khoảng 600 sản phẩm khác. Trung Quốc đồng ý cam kết cho phép mở cửa thị trường hơn nữa ở 9 trong số 12 khu vực dịch vụ, bao gồm cả những khu vực rất quan trọng như ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông. Bản hiệp định cũng bao gồm lịch trình về thời gian và các bước cụ thể tiến hành mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đồng thời, trong một số phụ
lục khác, Trung Quốc cam đoan thực hiện rất nhiều hoạt động trong 10 năm tới nhằm nâng cao tính minh bạch của các quy định có liên quan tới thương mại. Cụ thể, những cam kết này tập trung vào vấn đề như: cơ chế quản lý thương mại; mức độ mở cửa thị trường hàng hóa, nông nghiệp và dịch vụ; quy định nhập khẩu và xuất khẩu; việc áp dụng và thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ; sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế; và quyền kinh doanh của các doanh nghiệp… Trung Quốc cũng đã chấp nhận cơ chế bảo hộ và đền bù thương mại, đảm bảo thực hiện một cơ chế giải quyết các vấn đề có liên quan tới thương mại khi Trung Quốc thực hiện các nghĩa vụ WTO.
Theo báo cáo phân tích về những cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc của tổ chức General Accounting Office – Hoa Kỳ (tháng 10-2002), trong Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc và báo cáo của Nhóm công tác có tới 685 cam kết, được phân thành 7 loại cam kết (định nghĩa, báo cáo, minh bạch, sửa đổi luật pháp, hướng dẫn, tuân thủ triệt để các hiệp định WTO và không phân biệt đối xử), Trung Quốc cam kết thực hiện các quy định của WTO trên tám lĩnh vực từ việc cải cách cơ thế thương mại của nước này theo các nguyên tắc và luật lệ của WTO tới việc mở cửa thị trường cụ thế đổi với hàng hóa và dịch vụ. Trong số đó có tới 123 cam kết nhắc lại hoặc xác nhận rằng Trung Quốc cần triệt để tôn trọng các hiệp định WTO.
Đặc biệt, có một số cam kết vượt quá những quy định thông thường của WTO. Những cam kết loại này chủ yếu nằm trong lĩnh vực thương mại. Thí du, không giống như các thành viên WTO khác, Trung Quốc cam kết quy định một giai đoạn lấy ý kiến công chúng trước khi áp dụng một biện pháp thương mại nhất định. Hơn nữa, Trung Quốc cũng cam kết thiết lập một cơ chế để các cá nhân có thể chất vấn khi có hiện tượng áp dụng pháp luật mâu thuẫn trong cơ chế thương mại Trung Quốc.
Trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc đã đưa ra gần 700 cam kết, tập trung vào 7 nhóm ngành cụ thể như sau:
- Nông nghiệp: Đây là một trong những lĩnh vực được Trung Quốc đánh giá là có thể sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực sau khi gia nhập WTO. Theo cam kết, hàng rào thuế quan đối với nông sản cắt giảm từ 30% xuống còn 12%. Một số sản phẩm quan trọng và “nhạy cảm” như lúa mì, ngô, gạo, bông và dầu đậu được đăng ký hạn ngạch thuế: dưới 10% đối với nhập khẩu một lượng nhỏ, và trên 10% đối với khối lượng lớn.
- Công nghiệp ô tô: Đây cũng là một ngành được coi là sẽ chịu nhiều tác động bất lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Theo cam kết, từ ngày 1/1//2002, Trung Quốc cắt
giảm gần 1/3 thuế đối với các loại ô tô nhập khẩu. Thuế đánh vào các loại ô tô trên 3.000 phân khối được giảm tù 80% xuống 50,7%, các loại xe dưới 3.000 phân khối giảm từ 70% xuống 43,8%. Từ 2002, các công ty liên doanh xe hơi Trung Quốc – nước ngoài được phép lập riêng các mạng lưới tiêu thụ. Đến tháng 7 năm 2006, mức thuế đánh vào các loại xe hơi nhập khẩu là 25%, thuế đối với phụ tùng xe hơi giảm từ 23,4% xuống còn 10%. Hạn ngạch nhập khẩu xe hơi được bỏ hẳn vào năm 2005.
Bảng 3.2: Tình hình giảm thuế xe hơi
Năm Thuế suất cơ bản 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1/7/2006 70% 63,5% 51,9% 43,8% 38,2% 34,2% 30% 28% 25% 80% 77,5% 61,7% 50,7% 43% 37,6% 30% 28% 25%
- Năng lượng - dầu mỏ: Trung Quốc đồng ý mở cửa các ngành dầu thô và chế biến dầu cho khu vực tư nhân thông qua việc giảm dần độc quyền mua bán dầu. Ngoài ra, trong lĩnh vực phân phối sản phẩm dầu mỏ, Trung Quốc cũng đã có những cam kết mạnh mẽ hơn so với Việt Nam, cụ thể là sau ba năm vào WTO, Trung Quốc mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ các mặt hàng dầu và năng lượng. Thị trường bán buôn các sản phẩm này sẽ được mở cửa sau 5 năm.
- Ngân hàng: Ngân hàng và các ngành dịch vụ khác nói chung cũng được Trung Quốc coi là nhóm ngành nhạy cảm với việc mở cửa thị trường sau khi gia nhập WTO. Theo cam kết, các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh đồng NDT với các công ty Trung Quốc sau 2 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO và với các cá nhân Trung Quốc sau 5 năm. Mọi hạn chế về địa lý sẽ được xóa bỏ sau 5 năm gia nhập.
- Bảo hiểm: Ngay sau thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty nước ngoài có thể bán bảo hiểm thương mại và nhân thọ cho khách hàng Trung Quốc và nước ngoài ở Trung Quốc; từ 2003, họ có thể bán bảo hiểm y tế, từ 2004, có thể bán hợp đồng bảo hiểm tập thể, trợ cấp cho tất cả các khách hàng.
- Viễn thông: Cam kết chính đòi hỏi bỏ một phần các hạn chế tiếp cận thị trường, đặc biệt là quyền thành lập, bỏ các hạn chế về đối xử quốc gia, tuân thủ các Tài liệu tham chiếu chứa đựng các định nghĩa và nguyên tắc về khuôn khổ pháp luật đối với dịch vụ viễn thông cơ bản. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, phần vốn của các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng lên đến 25%, sau một năm, tỉ lệ này là 35% và sau 3 năm là 49%. Các hợp đồng thuê mua của ngành này cũng được tự do hóa.
- Các dịch vụ internet và truyền thông: các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ đến 30% vốn của các công ty Trung Quốc ở một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. Sau hai năm, tỉ lệ này tăng lên 50% và mọi hạn chế về khu vực bị xóa bỏ. Thuế đối với các sản phẩm công nghệ cao như thiết bị viễn thông sẽ được giảm dần và xóa bỏ hẳn vào năm 2005. Dịch vụ viễn thông đường dài và có dây cố định được mở cửa ở mức 25% sau ba năm và 49% sau 6 năm.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cam kết bãi bỏ hệ thống quản lý bằng hạn ngạch, thực hiện các thỏa thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngay sau khi gia nhập WTO.
Một số cam kết trong lĩnh vực bảo hộ và đền bù thương mại cũng vượt quá những quy định thông thường của WTO. Thí dụ, các cam kết của Trung Quốc cho phép các thành viên WTO sử dụng tiêu chuẩn bảo vệ chi tiết sản phẩm và vải dệt đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dễ hơn là những tiêu chuẩn được đặt ra trong các hiệp đinh WTO về bảo hộ hàng dệt may. Hơn nữa, các cam kết có liên quan tới cơ chế xem xét chính sách thương mại của Trung Quốc lại toàn diện hơn so với quy định chung của WTO đối với các thành viên khác.
Bảng 3.1: Cam kết về giảm nhượng thuế quan
Năm Tổng mức thuế
quan
Bình quân sản
phẩm công nghiệp phẩm nông nghiệp Bình quân sản
2000 15,6 14,7 21,3 2001 14 13 19,9 2002 12,7 11,7 18,5 2003 11,5 10,6 17,4 2004 10,6 9,8 15,8 2005 10,1 9,3 15,5 2006 10,1 9,3 15,5 2007 10,1 9,3 15,5 2008 10 9,2 15,1
Nguồn: Thạch Quảng Sinh (2004), Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, NXB Liên hiệp công thương Trung Hoa, Bắc Kinh.
Nông nghiệp Bảo hộ và các biện pháp đền bù thƣơng mại khác Khung khổ thƣơng mại
Hoàn thành việc đảm bảo không phân biệt đối xử về phương diện pháp lý Quyền kinh doanh và các chính sách công nghiệp Quyền tự do hoạt động kinh doanh Dịch vụ Tự do kinh doanh bảo hiểm Tự do hóa ngành ngân hàng và phân phối sản phẩm
Tự do hóa lĩnh vực viễn thông và các lĩnh vực còn lại
Có thuế với
hàng nôngsản Hoàn thành việc giảm thuế với hàng nông sản
Quy định về nhập khẩu
Kết thúc sửa đổi rào cản kỹ thuật liên quan tới thương mại
Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan
Dỡ bỏ hạn ngạch có thuế với hàng công nghiệp
Hoàn thành việc giảm thuế Chấm dứt bảo hộ
hàng dệt may
Chấm dứt cơ chế xem xét chuyển đổi
Chấm dứt bảo hộ các sản phẩm đặc biệt
Chấm dứt các biện pháp chống phá giá
Nguồn: General Accounting Office (Hoa Kỳ), Phân tích về những cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, 10-2002 (www.gao.gov)
Tóm lại, những cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc rất đa dạng và phức tạp. Điều này phản ánh mối quan tâm và lợi ích của các thành viên WTO đối với Trung Quốc, đồng thời cũng thể hiện mối lo ngại về việc tuân thủ các cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc. Song cũng cần phải thấy rằng sự kiện gia nhập WTO chính là một cột mốc trên con đường cải cách – mở cửa của Trung Quốc. Trong tiến trình đó, cải cách, sửa đổi hệ thống pháp luật nói chung, điều chỉnh chính sách thương mại nói riêng chính là một bảo đảm để giải tỏa mối lo ngại về “mối đe dọa Trung Quốc” vốn đã được dấy lên từ lâu về một cường quốc đang phát triển mạnh mẽ này.
3.2. Những điều chỉnh trong chính sách thƣơng mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Để thực hiện tốt những cam kết với WTO, trong giai đoạn quá độ, Trung Quốc đã tích cực điều chỉnh nhiều chính sách và biện pháp trong cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Cũng như phần lớn các thành viên đang phát triển, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc có một giai đoạn quá độ kéo dài 5 năm (từ 11-12-2001 đến 11-12-2006) để có thể thích nghi được với những định chế của WTO, chuẩn bị cho việc mở cửa toàn diện thị trường.
Trong thời kỳ đầu (từ 11-12-2001 đến 11-12-2004), Trung Quốc tiến hành chế định và hoàn thiện hệ thống luật pháp và hệ thống chính sách phù hợp với quy tắc của WTO, từng bước giảm thuế quan và dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan, hủy bỏ dần sự bảo hộ đối với một số ngành sản xuất như xe hơi, đồ dùng gia đình, dệt, giấy, đồ chơi, rượu…; bắt đầu cho phép mở cửa thị trường dịch vụ các ngành ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, bán lẻ, vận tải, xây dựng du lịch, giáo dục v.v…Thời kỳ sau (từ 11-12-2004 đến 11-12-2006), một phần lớn ngành nghề phải kết thúc thời kỳ quá độ, không còn được bảo hộ, thực hiện những cam kết sau cùng của việc gia nhập WTO; những ngành then chốt vẫn còn được bảo hộ sẽ đối mặt với tình hình những cam kết bảo hộ sau cùng sắp kết thúc; thuế quan sẽ giảm mạnh, tốc độ mở cửa thị trường đối ngoại của Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng với yêu cầu cao hơn.
Từ năm 2005, cùng với việc chấm dứt bảo hộ một số ngành nhạy cảm, Trung Quốc từng bước xóa bỏ hạn chế khu vực, số lượng quyền cổ phiếu của đầu tư nước ngoài và đạt tới những cam kết cuối cùng vào cuối năm 2006. Trong thời kỳ sau của giai đoạn quá độ, 9 lĩnh vực dịch vụ lớn là thương nghiệp, xây dựng, viễn thông, bán lẻ, giáo
dục, môi trường, tiền tệ, du lịch và vận tải với khoảng trên 90 ngành nghề sẽ mở cửa rộng rãi cho vốn đầu tư nước ngoài, hình thành nên hệ thống thị trường khổng lồ.
Để triển khai thực hiện những cam kết nêu trên, Trung Quốc đã thực hiện những điều chỉnh khá toàn diện và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau. Những điều chỉnh này không chỉ tập trung vào việc bảo đảm đáp ứng một cách trực tiếp những yêu cầu của cam kết mà còn hướng tới xử lý nhiều vấn đề gián tiếp khác để nhằm đạt được mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có thể thấy những điều chỉnh này tập trung ở một số nhóm nội dung sau:
3.2.1. Điều chỉnh thể chế luật pháp
Dưới tác động của các cam kết WTO, Nhà nước Trung Quốc cũng đã nỗ lực điều chỉnh các luật và các qui định theo hướng tôn trọng các nguyên tắc minh bạch và đối xử quốc gia của WTO ngay sau khi gia nhập WTO. Sau năm năm, Trung Quốc đã chỉnh lý và sửa đổi hơn 2.300 văn bản pháp luật và các qui định của các bộ, ngành, chỉnh lý hơn 190.000 văn bản của các địa phương. Trung Quốc đã sửa đổi và ban hành mới những luật và qui định liên quan đến thương mại trong nước và nước ngoài, đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh tế đối ngoại, bảo vệ quyền tác giả và các loại hình dịch vụ. Các qui định được sửa đổi và ban hành mới đã hướng đến việc tự do hóa hơn lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, du lịch, truyền thông, vận tải, kế toán và pháp lý. Một số bộ và cơ quan ngang bộ liên quan đến các lĩnh vực này được cải tổ và sắp xếp lại. Quốc vụ viện Trung Quốc đã 3 lần xóa bỏ và điều chỉnh 1806 hạng mục phê duyệt hành chính. Chính quyền các địa phương cũng xóa bỏ hàng trăm nghìn hạng mục hành chính, đặc biệt là xóa bỏ số lượng lớn các văn kiện nội bộ. Trung Quốc đã bải bỏ những hạn chế đối với hàng hóa nước ngoài, như bỏ những qui định cấm và hạn chế nhập khẩu ô tô nước ngoài, bỏ qui định cấm nước ngoài tham gia kinh doanh hoặc bán lẻ vào các ngành ở nội địa như dầu hỏa, dịch vụ đấu thầu và dịch vụ bảo hiểm.
Riêng trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, từ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có những điều chỉnh chính sách ngành và lĩnh vực sở hữu trí tuệ rất kịp thời và sâu sắc trên cơ sở những cam kết WTO. Trung Quốc đã sửa đổi ba đạo luật quan trọng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: Luật về Quyền tác giả, Luật về Thương hiệu hàng hóa, và Luật về Bằng sáng chế. Các bộ luật về Cạnh tranh không
lành mạnh; về Chuyển giao công nghệ; Bảo vệ phần mềm máy tính và các chương trình kèm theo; Các sản phẩm dược và nông sinh học cũng đã được soạn thảo và ban hành. Đó là đưa ra những chính sách mới về thương mại hàng nông sản, nhằm thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời ngăn chặn sự thâm nhập quá mức của nông sản nước ngoài.