Trung Quốc là nước thực hiện khá nghiêm chỉnh việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO. Cắt giảm thuế quan về thực chất làm giảm bảo hộ, bao cấp. Việc làm nào
có tác dụng làm tăng độ mở của nền kinh tế, tạo sức ép cải cách doanh nghiệp, chính sách đầu tư và chính sách tài khoá. Cắt giảm thuế quan còn tạo điều kiện để hạn chế các hành vi trục lợi từ chính sách thương mại bảo hộ, giảm chi phí sản xuất. Chẳng hạn, mức tăng trưởng thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là tăng trưởng nhập khẩu sau khi gia nhập WTO có phần quan trọng nhờ nước này đã thực hiện cắt giảm các hàng rào thương mại. Để gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết ràng buộc 100% dòng thuế quan và đánh thuế hàng nhập khẩu theo trị giá hàng hoá. Trung Quốc đã cam kết cắt giảm mức thuế quan đáng kể. Mức thuế quan trung bình (giản đơn) từ 15,6% trong năm 2001 đã được Trung Quốc cam kết hạ xuống còn 9,7% năm 2005. Trong đó mức thuế cam kết đối với hàng nông sản năm 2005 chỉ còn 15,2% (năm 2001 là 23,1%), của hàng phi nông sản còn 8,9% (năm 2001 là 14,3%). Trung Quốc chấp hành khá nghiêm chỉnh việc cắt giảm thuế quan theo mức cam kết. Đến hết năm 2005, thuế quan bùnh quân cho hàng công nghiệp hạ xuống 9,3%; nông sản phẩm hạ xuống còn 15,6%.
Trung Quốc cũng mở cửa thị trường dịch vụ theo lộ trình của GATS. Theo đánh giá của Ban Thư ký WTO, các cam kết dịch vụ của Trung Quốc với trên 100 phân ngành là mức cam kết khá cao và trong 5 năm qua Trung Quốc đã thực hiện khá nghiêm túc cam kết về dịch vụ. Điều này tạo thuận lợi phát triển cho các lĩnh vực như viễn thông, phân phối, ngân hàng, bảo hiểm…