Chính sách quản lý nhập khẩu

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 52)

Theo tinh thần cải cách thể chế ngoại thương, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh quản lý nhập khẩu bằng quản lý hạn ngạch nhập khẩu, quản lý giấy phép nhập khẩu, quản lý kinh doanh đối với hàng nhập khẩu.

2.2.3.1. Quản lý hạn ngạch

Năm 1994, Ủy ban kế hoạch và Bộ Ngoại thương Trung Quốc đã ban bố “Biện pháp quản lý hạn ngạch tạm thời cho hàng hóa nhập khẩu thông thường”. Biện pháp này quy định hàng hóa nhập vào với số lượng vừa phải để điều tiết cung ứng trên thị trường, nhưng nhập khẩu với số lượng lớn có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến hàng

hóa của các ngành công nghiệp liên quan phát triển ở trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu nhập khẩu cũng như điều chỉnh kết cấu ngành nghề, ảnh hưởng đến thu chi ngoại tệ của Nhà nước, do vậy cần phải quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu. Năm 1995, những hàng hóa nhập khẩu bình thường thực hiện quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu giảm từ 18 loại xuống còn 15 loại. Năm 1996, những hàng hóa nguyên vật liệu lớn quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu đã giảm từ 16 loại xuống còn 13 loại, như: dầu thành phẩm, da dê, đường thực vật...

2.2.3.2. Quản lý giấy phép nhập khẩu

Căn cứ vào “Điều lệ Chế độ giấy phép nhập khẩu hàng hóa nước CHND Trung Hoa” và “Bản hướng dẫn chi tiết”, Trung Quốc tiến hành việc quản lý giấy phép nhập khẩu đối với một số hàng hóa sau đây: Một là đối với những hàng hóa thực hiện quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu thì cũng tiến hành quản lý đồng thời bằng giấy phép nhập khẩu; Hai là, thực hiện quản lý bằng giấy phép đơn nhất đối với một bộ phận hàng hóa, mục đích của việc quản lý giấy phép nhập khẩu này là tuân thủ các công ước quốc tế và tiến hành giám sát một cách có hiệu quả hơn việc nhập khẩu hàng hóa, bảo hộ những ngành nghề có liên quan ở trong nước. Năm 1995, Trung Quốc dã giảm thêm một bước nữa quản lý hàng hóa nhập khẩu bằng hạn ngạch giấy phép nhập khẩu. Sau khi điều chỉnh, hàng hóa thực hiện bằng giấy phép nhập khẩu đã giảm từ 53 loại xuống còn 36 loại, danh mục thuế giảm từ 742 xuống còn 354; mức độ giảm tương ứng lần lượt là 32% và 52,3%. Năm1996, hàng hóa quản lý bằng giấy phép xuất nhập khẩu đã hoàn toàn quản lý bằng mã số hải quan. Đây là một bước tiến quan trọng đánh dấu công tác quản lý giấy phép xuất nhập khẩu đã đi theo hướng khoa học hóa và hiện đại hóa. Năm 1997, Bộ Ngoại thương và Tổng cục Hải quan đã ra “Thông báo về điều chỉnh danh mục quản lý xuất nhập khẩu bằng giấy phép xuất nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, các đồ giải khát có ga”. Hàng hóa tiến hành quản lý bằng giấy phép xuất nhập khẩu sau khi điều chỉnh gồm 35 loại, danh mục thuế gồm 347 loại.

2.2.3.3. Tiến hành quản lý kinh doanh đối với hàng hóa nhập khẩu

Tháng 6 năm 1994, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Biện pháp quản lý tạm thời các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu”. Bộ Ngoại thương đã thực hiện kiểm tra và cho phép các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, những doanh nghiệp có năng lực kinh doanh được các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương và các

đặc khu kinh tế giới thiệu chịu trách nhiệm kinh doanh thì Nhà nước thực hiện kiểm tra và cho phép kinh doanh các mặt hàng mà công ty đó được kinh doanh.

Ngoài ra, Bộ Ngoại thương đã phối hợp với các ban ngành có liên quan ban hành biện pháp quản lý nhập khẩu mới đối với nguyên vật liệu nhập khẩu với số lượng lớn và những sản phẩm điện cơ dựa trên nguyên tắc: quản lý tốt hàng hóa trọng điểm, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, pháp luật và những biện pháp hành chính cần thiết, tăng cường điều tiết vĩ mô đối với nhập khẩu. Nội dung chủ yếu gồm có: hủy bỏ biện pháp quản lý phân chia thành 3 loại đối với những sản phẩm nhập khẩu trước đây. Thực hiện quản lý danh mục đối với những hàng hóa kinh doanh nhập khẩu trong danh mục, thực hiện kiểm tra và cho phép các công ty kinh doanh những hàng hóa ở bên ngoài danh mục thì cho phép mở rộng kinh doanh

2.3. Hoàn thiện công tác quản lý vĩ mô đối với ngoại thƣơng

Trong tiến trình cải cách chính sách và hệ thống thương mại của mình theo hướng hội nhập hệ thống thương mại đa phương, ngoài việc phải kiện toàn hệ thống pháp luật, Trung Quốc còn phải điều chỉnh một số vấn đề thể chế khác liên quan trực tiếp đến các quy định của WTO, đó là vấn đề chống bán phá giá, vấn đề chống độc quyền và mua sắm của Chính phủ.

2.3.1. Kiện toàn hệ thống pháp luật

Trung Quốc đã từng bước xóa bỏ quản lý mang tính chỉ thị, áp dụng từng bước các biện pháp kinh tế, pháp luật để dẫn dắt các doanh nghiệp.

Năm 1994, Trung Quốc đã ban hành “Luật ngoại thương nước CHND Trung Hoa” và “Điều lệ quản lý hàng hóa nhập khẩu”. Tương ứng với những điều lệ và pháp quy như “Điều lệ quản lý hàng hóa xuất khẩu”, “Điều lệ chống bán đổ bán tháo”...cũng lần lượt ra đời. Sự ban hành của các pháp quy này sẽ làm cho ngoại thương Trung Quốc triển khai hoạt động theo quy tắc Thương mại Quốc tế trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, bảo đảm cho ngoại thương Trung Quốc phát triển thuận lợi.

2.3.2. Vấn đề chống phá giá

Trung Quốc đã gặp khá nhiều rắc rối liên qua đến vấn đề chống phá giá. Đến năm 1998, Trung Quốc đã bị hơn 300 cuộc điều tra chống phá giá, trong đó 70% phát sinh từ sau năm 1991. Từ năm 1996, đối tượng chống phá giá nước ngoài tập trung vào những sản phẩm xuất khẩu với quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh cao của Trung Quốc như quần áo, giày dép, đồ chơi. Theo thống kê của WTO, Trung Quốc

vấp phải các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trong số các nước thành viên. Từ năm 1995 đến 2005, khoảng 2.743 biện pháp chống bán phá giá đã thực hiện trên toàn cầu, trong đó có 434 biện pháp nhằm vào hàng hóa Trung Quốc, chiếm khoảng 16%.

Năm 1997, Trung Quốc đã ban hành Điều lệ chống bán phá giá và chống trợ cấp hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Điều lệ này gồm 42 điều xem xét việc đánh thuế đối với các mặt hàng ế thừa và được hưởng trợ cấp của chính phủ nước ngoài nhập khẩu và bán phá giá ở Trung Quốc; hướng dẫn các công ty trong nước cách thức thưa kiện về những vụ tranh chấp; các biện pháp “trả đũa” với hành vi phá giá và áp dụng các mức thuế mang tính kỳ thị đối với hàng hoá của Trung Quốc.

Nhìn chung cách hiểu và các quy định của Trung Quốc là tương đối phù hợp với những quy định về chống phá giá trong khuôn khổ WTO. Tuy nhiên, việc thực thi vẫn còn là vấn đề lớn đối với Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Cần gắn vấn đề này với việc cải cách toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động ngoại thương của Trung Quốc cũng như cần có các cơ quan và đội ngũ cán bộ đủ năng lực, thông hiểu luật pháp quốc tế hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực chống phá giá.

2.3.3. Vấn đề chống độc quyền

Chống độc quyền là vấn đề rất quan trọng nhằm thực hiện thương mại công bằng trên cơ sở cạnh trạnh lành mạnh. Ngay từ đầu thập kỷ 1980, Trung Quốc đã có các chính sách nhằm hạn chế độc quyền, nhưng phạm vi vẫn còn hạn hẹp. Trong những năm gần đây, xu hướng độc quyền còn có xu hướng gia tăng với những biểu hiện mới như độc quyền dưới hình thức cactel giá; những hạn chế gây cản trở cạnh tranh (buộc phải mua hàng trong một phạm vi ràng buộc) độc quyền nhờ các mối quan hệ hành chính (lạm dụng quyền lực hành chính để hạn chế cạnh tranh của chính phủ và các cơ quan công quyền dẫn đến các hình thức độc quyền ngành và độc quyền địa phương; liên kết sát nhập ép buộc các doanh nghiệp… Tình trạng này theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc là do Trung Quốc chưa có một hệ thống hoàn chỉnh và chuyên biệt về luật chống độc quyền; tính phi hiệu quả của các chế tài áp dụng đối với rào cản hành chính đối với cạnh tranh; tính phi hiệu quả của các cơ quan chống độc quyền. Tình trạng độc quyền gây cản trở cho cạnh tranh nâng cao hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Vì vậy cần đẩy mạnh chống độc quyền mà trọng tâm là phá vỡ độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước.

Trung Quốc đã tiến hành soạn thảo Luật chống độc quyền gồm 8 chương và 58 điều. Luật này sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp Trung Quốc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, mặt khác sẽ hạn chế quyền lực độc quyền của các công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tranh cãi trong nội bộ Trung Quốc về nội dung luật này, trong khi ông Lý Bằng, nguyên Chủ tịch Quốc vụ viện Trung Quốc đã tuyên bố “Chúng tôi sẽ ban hành một luật Chống độc quyền không chỉ phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước mà còn tuân theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc của WTO”.

2.3.4. Về mua sắm của chính phủ

Vấn đề thương mại hoá và minh bạch trong mua sắm của chính phủ là một trong những nội dung quan trọng trong các quy định của WTO. Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này từ giữa thập kỷ 1990 khi áp dụng chế độ đấu thầu công cộng đối với mua sắm hàng hoá của một số cơ quan chính phủ. Đến năm 1999, Luật đấu thầu cạnh tranh chính thức được ban hành quy định các hàng hoá thuộc diện mua sắm của chính phủ gồm hàng hoá, xây dựng, các dịch vụ khác phải được mua sắm thông qua đấu thầu, đàm phán cạnh tranh. Việc triển khai rộng rãi Luật này từ giữa năm 2000 cho thấy Trung Quốc kiên quyết minh bạch hoá mua sắm của chính phủ nhắm thương mại hoá lĩnh vực này theo yêu cầu của WTO đồng thời hạn chế nạn tham nhũng. Tuy nhiên, còn một số những khác biệt nhất định của Luật này và những quy định của WTO về mua sắm của chính phủ. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ mở cửa từng bước thị trường mua sắm chính phủ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, sau 15 năm đàm phán gia nhập WTO, có thể tóm tắt những sự kiện chính từ khi Trung Quốc tham gia GATT cho đến khi chính thức trở thành thành viên thứ 144 của WTO như sau:

- Ngày 21/4/1948, Chính phủ Quốc dân Đảng đại diện cho Chính phủ Trung Quốc ký “Hiệp định ứng dụng lâm thời GATT”, từ 21/5/1948 Trung quốc chính thức trở thành nước ký kết Hiệp định GATT.

- Ngày 5/4/1954, Chính phủ Quốc dân Đảng tuyên bố rút khỏi GATT.

Tháng 10/1971 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, thông qua Nghị quyết khôi phục địa vị hợp pháp của nước CHND Trung Hoa.

- Tháng 5/1972, Trung quốc trở thành thành viên của “Trung tâm thương mại quốc tế” trong cơ cấu trực thuộc Hội nghị mậu dịch và phát triển của Liên hiệp quốc và GATT.

- Tháng 5/1981, Chính phủ Trung Quốc dành được tư cách là quan sát viên Ủy ban hàng đệt may.

- Ngày 31/12/1982 Quốc vụ viện phê chuẩn báo cáo về Trung Quốc xin gia nhập GATT, công việc khôi phục vị trí ở GATT đi vào giai đoạn thực thi.

- Ngày 15/12/1983, Ủy ban hàng dệt may trực thuộc GATT tiếp nhận Trung Quốc tham gia, Trung Quốc trở thành thành viên của ủy ban hàng dệt may trong GATT.

- Tháng 11/1984, Chính phủ Trung Quốc được phê chuẩn tham gia Hội nghị của GATT và các hội nghị của các cơ cấu trực thuộc GATT với tư cách là quan sát viên.

- Tháng 4/1985 Trung Quốc trở thành thành viên Tiểu tổ đàm phán phi chính thức các nước đang phát triển của GATT.

- Ngày 10/1/1986, Chủ tịch GATT thăm Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ rõ ràng, hy vọng muốn khôi phục vị trí là nước ký kết GATT.

- Ngày 23/4/1986, Hồng Kông với tư cách là khu vực thuế quan độc lập đã trở thành bên ký kết GATT.

- Ngày 10/7/1986, đại diện của Trung Quốc thường trực tại Giơnevơ đã đệ đơn chính thức lên Chủ tịch GATT xin khôi phục địa vị của Trung Quốc tại GATT.

- Từ ngày 15-20 tháng 9 năm 1986, Hội nghị các Bộ trưởng các nước ký kết GATT họp tại đảo Aister của Urugoay, Vòng đàm phán Urugoay bắt đầu. Trung Quốc cử phái đoàn tham gia hội nghị và trở thành bên tham gia Vòng đàm phán Urugoay.

- Ngày 13/2/1987, Chính phủ Trung Quốc GATT gửi “Bị vong lục chế độ ngoại thương Trung Quốc” lên Ban thư ký GATT.

- Ngày 14/5/1987, GATT triệu tập Hội nghị thường trực, thảo luận thông qua chức trách chủ yếu của Tổ công tác Trung Quốc.

- Tháng 6/1987, GATT quyết định thành lập “Tổ công tác Trung Quốc”, bắt đầu đàm phán “Khôi phục địa vị” của Trung Quốc. Đại sứ Thụy sỹ Silater làm Tổ trưởng Tổ công tác.

- Ngày 10 và 11 tháng 6 năm 1987, Đoàn đại biểu Trung Quốc tiến hành đàm phán chính thức với EU tại Brussell về vấn đề khôi phục địa vị của Trung Quốc ở GATT.

- Tháng 6/1987, Ban Thư ký của GATT gửi tới Trung Quốc 329 điều chất vấn chế độ ngoại thương Trung Quốc của các nước ký kết GATT.

- Ngày 22/10/1987, Hội nghị lần thứ nhất tổ công tác Trung Quốc họp tại Giơnevơ, xác định nghị trình công tác.

- Tháng 11/1987, Trung Quốc chính thức gửi bản trở lời về chế độ ngoại thương của Trung Quốc lên GATT, ngày 22 Ban Thư ký chuyển bản trả lời cho các nước liên quan.

- Ngày 23 và 24/2/1988, Tổ công tác Trung Quốc của GATT họp lần thứ hai tại Giơnevơ, bắt đầu thẩm duyệt “Bị vong lục chế độ ngoại thương Trung Quốc”.

- Từ ngày 26 đến 28/4/1988, Tổ Công tác Trung Quốc họp lần thứ ba tại Giơ ne vơ, tiếp tục thẩm duyệt chế độ ngoại thương của Trung Quốc.

- Từ ngày 28 đến 30/6/1988, Tổ Công tác Trung Quốc của GATT họp phiên thứ tư tại Giơnevơ, Trung Quốc chính thức đưa ra đàm phán thuế quan với các nước.

- Từ ngày 12 đến 14/12/1989, Tổ Công tác Trung Quốc của GATT họp phiên thứ tám tại Giơnevơ, khởi động lại việc thẩm duyệt chế độ ngoại thương Trung Quốc.

- Tháng 1/1990, Tổ Công tác họp phiên thứ 9, hoàn thành đánh giá về chế độ ngoại thương Trung Quốc, quyết định dự thảo Nghị định khôi phục vị trí của Trung Quốc ở GATT.

- Ngày 13 và 14/2/1992, Tổ Công tác Trung Quốc của GATT họp phiên thứ 10 tại Giơnevơ, Trung Quốc chuyển cho các nước “Văn kiện bổ sung chế độ ngoại thương Trung Quốc”.

- Tháng 9/1992, Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc chính thức nêu lên mục tiêu cải cách thể chế kinh tế là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 18/19/1992, Trung Quốc và Mỹ đạt được “Bị vong lục cho phép đi vào thị trường”, đặt cơ sở cho đàm phán đa phương khôi phục vị trí của Trung Quốc ở GATT.

- Từ ngày 21 đến 23/10/1992, Tổ Công tác Trung Quốc họp phiên thứ 11, đại biểu Trung Quốc tuyên bố: Trung Quốc xây dựng nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường Trung Quốc xây dựng là kinh tế thị trường XHCN. Dưới sự kêu gọi của các nước đang phát triển, GATT đã kết thúc việc thẩm nghị chế độ ngoại thương Trung

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)