Giảm các hàng rào phi thuế quan

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 49)

Theo nghĩa hẹp, biện pháp phi thuế quan được hiểu là biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và cấp phép; Theo nghĩa rộng, thì nó có thể bao gồm các biện pháp như quy định và tiêu chuẩn về công nghệ, thủ tục cấp phép, định giá hải quan, giám định trước khi gửi hàng, quy định về xuất xứ và biện pháp đầu tư, v.v....

Về điều chỉnh hàng rào phi quan thuế: Năm 1992, Trung Quốc đã xóa bỏ 52 loại hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu hàng hóa; năm 1993, giảm bớt nhiều hạn chế bằng quota, giấy phép đối với hàng hóa; hủy bỏ toàn bộ hóa đơn thanh toán hàng nhập khẩu thay thế, loại bỏ lệnh cấm tạm thời và hạn chế giấy phép nhập khẩu 34 loại dây chuyền sản xuất; năm 1994, Trung Quốc hai lần xóa bỏ hạn ngạch, giấy phép và sự phê chuẩn hành chính 492 hạng mục thuế; năm 1995, xóa bỏ hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hàng hóa của 367 hạng mục thuế, thu hẹp phạm vi hạn chế nhập khẩu hàng cơ điện. Hàng cơ điện thực hiện quản lý bằng giấy phép nhập khẩu giảm từ 18 loại xuống còn 15 loại. Thuốc dùng trong nông nghiệp, lương thực, đồ uống, máy phô tô trở thành những sản phẩm thương mại nhập khẩu không có chế độ quản lý bằng giấy phép nhập khẩu. Trung Quốc đã sửa đổi lại “Những quy định về giấy phép xuất nhập khẩu”. Năm 1996 lại xóa bỏ hạn ngạch, giấy phép và hạn chế nhập khẩu hàng hóa của 176 hạng mục thuế.

Bảng 2.4:Những thay đổi phạm vi của những rào cản phi thuế quan đối với nhập khẩu, thời kỳ 1996-2001 Năm Giấy phép và hạn ngạch Đấu thầu Riêng giấy phép Thƣơng mại quốc doanh Thƣơng mại theo chỉ định Tất cả các rào cản phi thuế quan Không có các rào cản phi thuế quan Tổng số % % % % % % % % 1996 18,5 7,4 2,2 11,0 7,3 32,5 78,4 100 2001 12,8 2,8 0,5 9,5 6,2 21,6 67,5 100 Nguồn: http://www.worldbank.org

Trong lĩnh vực ngoại thương, mức độ tự do hóa được thể hiện ở mức giảm tỷ lệ thuế quan và tỷ lệ phi thuế quan. Mặc dù các hàng rào phi thuế quan đã làm biến dạng thương mại của Trung Quốc nhưng vào năm 2001, hàng rào này được ước tính đã giảm tới mức tương đương với mức thuế quan là 9,3%. Phạm vi của hàng rào phi thuế quan

cũng đã dần được thu hẹp. Số liệu của bảng 2.4 cho thấy so với năm 1996, vào năm 2001, phạm vi của hàng rào phi thuế quan đối với nhập khẩu của Trung Quốc ở tất cả các hình thức khác nhau đều giảm. Chẳng hạn, phạm vi của tất cả các hàng rào phi thuế quan đối với nhập khẩu đã giảm từ mức 32,5% năm 1996 xuống còn 21,6% năm 2001.

Qua tiến trình tự do hóa thương mại nói trên, hệ thống bảo hộ mậu dịch nghiêm ngặt cao độ truyền thống của Trung Quốc đang thực thi hiện nay đã dần dần bị phá vỡ. Ngoài hạn chế quyền thương mại đối với doanh nghiệp như đã trình bày ở trên, các rào cản phi thuế quan bao gồm những hạn chế về giấy phép và quota xuất nhập khẩu, các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Các rào cản này cũng cần được chuẩn hoá theo yêu cầu của WTO và đưa vào kế hoạch loại bỏ nhằm hạn chế bóp méo thương mại và cạnh tranh không công bằng. Những rào cản này nói chung là phức tạp hơn những rào cản thuế quan.

- Về cấp phép xuất nhập khẩu: Vào cuối thập kỷ 1980, số lượng các hàng hoá nhập khẩu cần phải được cấp phép của Trung Quốc vẫn còn rất lớn: chiếm 53% và tỷ lệ hàng hoá nhập khẩu được cấp phép chiếm 46% tổng hàng nhập khẩu. Sang thập kỷ 1990, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh số lượng hàng hoá nhập khẩu phải cấp phép: năm 1992 giảm 12%. Tháng 4 năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng hệ thống đăng ký hàng nhập khẩu. Lúc đầu, hệ thống này áp dụng cho 9 hàng hoá gồm thép cuộn, thép thanh, thép vụn, đồng và nhôm, tàu cũ, chất dẻo, giấy, hoa quả và mỹ phẩm. Năm 1994, Chính phủ đã ban hành quy định về việc thiết lập hệ thống này với tiêu đề “Các quy định tạm thời về việc thiết lập hệ thống đăng ký tự động đối với các hàng hoá đặc biệt” với hàm ý đăng ký không tạo ra hàng rào phi thuế quan và được coi như một giải pháp thay cho hệ thống cấp phép nhập khẩu.

Đối với nhập khẩu, việc sử dụng giấy phép và hạn chế số lượng nhằm mục đích kiểm soát những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc có ảnh hưởng đến giá cả của chúng trên thị trường thế giới (như tungsten, antinomy, thiếc và đất hiếm); kiểm soát những hàng hóa đã bị định giá thấp trên thị trường nội địa và một lý do khác là bị hạn chế bởi chính các nhà nhập khẩu nước ngoài (như hàng dệt may). Mặc dù vậy, Trung Quốc đã không ngừng giảm phạm vi cấp phép xuất khẩu. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dệt may, năm 1993 có 144 sản phẩm chiếm 30,5% tổng hàng hoá xuất khẩu là đối tượng cấp phép và quota xuất khẩu. Đến năm 1999 số mặt hàng này chỉ còn 59, chiếm 8% tổng xuất khẩu và năm 2000 giảm chỉ còn 50 sản phẩm.

Trong vài năm trước đây, biện pháp phi thuế quan ngày càng giảm dần và trở nên chuẩn tắc ở Trung Quốc. Những mặt hàng phải xin phép nhập khẩu đã giảm từ 53 loại năm 1992 xuống còn 12 loại sau năm 2001, và những mặt hàng phải xin phép xuất khẩu cũng giảm từ 138 năm 1992 xuống còn 54 trong năm 2002. Hàng hóa thuộc hạn ngạch nhập khẩu giảm từ 44 mặt hàng năm 1994 xuống 14 mặt hàng năm 2002, trong số đó, loại hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế là 6. Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng cơ chế phân phối theo nguyên tắc thị trường trong các quy định về hạn ngạch nhập khẩu.

Từ năm 1993, Trung Quốc đã cải tổ hệ thống quản lý nhập khẩu theo các thông lệ quốc tế và kể từ đó, hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng cho các loại hàng hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành công nghiệp và nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu hàng năm được xác định dựa trên cân đối tổng thanh toán ngoại tệ, cân bằng cơ cấu sản xuất công nghiệp và nhu cầu thị trường. Năm 1993, số mặt hàng được áp dụng cơ chế quản lý cấp phép chỉ còn 53 và bao gồm 1247 dòng thuế, tỷ lệ cao nhất của những mặt hàng này trong tổng khối lượng nhập khẩu là 43,9%. Với tư cách là một biện pháp hành chính chủ yếu, công cụ phi thuế quan có thể bảo vệ ngành công nghiệp trong nước ở mức độ nào đó và là hiện thân của chính sách công nghiệp quốc gia và kế hoạch phát triển kinh doanh. Kể từ đó, biện pháp phi thuế quan được cắt giảm theo từng năm. Năm 1999, Trung Quốc đã cắt giảm số loại hàng hóa xuống còn 35 loại phải xin phép nhập khẩu, và tỷ trọng của những mặt hàng này trong tổng khối lượng hàng hóa nhập khẩu chỉ còn chiếm 8,45%.

Một rào cản phi thuế quan khác để kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc là cơ chế đấu thầu. Thông qua cơ chế đấu thầu, chính phủ có thể kiểm soát nhập khẩu một số hàng hoá đặc biệt mà chỉ có một số ngành cung ứng quốc tế mới có thể đáp ứng. Việc từ chối phê duyệt hồ sơ trúng thầu là một cách ép các doanh nghiệp mua sản phẩm thay thế trong nước vậy, biện pháp này có thể bị coi là không minh bạch. Tuy nhiên, cho đến năm 1999, cũng chỉ có 1,45% tổng các dòng thuế là bị hạn chế bởi điều kiện đấu thầu.

Trung Quốc cũng thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng và sự an toàn như một rào cản phi thuế quan đối với 144 sản phẩm, chiếm 10% tổng dòng thuế. Việc minh bạch hoá trong các tiêu chuẩn này, đảm bảo việc tuân thủ một cách nhất quán là yêu cầu đặt ra đối với Trung Quốc trong việc điều chỉnh chính sách thương mại sau khi gia nhập WTO.

- Về định giá hải quan: Nếu như cơ quan hải quan định giá hàng hóa tùy ý thì trật tự thương mại sẽ bị phá vỡ. Ở Trung Quốc, nguyên tắc cơ bản của việc định giá

hải quan là ưu tiên áp dụng giá giao dịch thực tế ghi trên hợp đồng nhập khẩu và tiến hành điều chỉnh trên cơ sở giá giao dịch thực tế này, sau đó giá điều chỉnh sẽ được áp dụng để tính thuế. Nếu cơ quan hải quan không thể xác định được giá giao dịch thực tế thì có thể áp dụng giá thay thế. Ngoài ra, cơ quan hải quan có thể khẳng định giá theo hợp đồng bằng việc sử dụng giá xây dựng hoặc tái đầu tư. Đối với nguyên vật liệu bán thành phẩm, thì cơ quan hải quan vẫn có thể tiếp tục khảo sát và kiểm tra giá sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

- Về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại: Đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến hoạt động thương mại, Trung Quốc sẽ bãi bỏ và dừng áp dụng biện pháp áp đặt đối với thương mại và cân đối ngoại tệ, yêu cầu nội địa hóa, yêu cầu về xuất khẩu theo các quy định của pháp luật. Trung Quốc sẽ không thực hiện các điều khoản hợp đồng chứa dựng nội dung như nêu trên và không áp dụng yêu cầu nội địa hóa, bắt buộc mua sản phẩm trong nước, chuyển giao công nghệ hoặc thành lập trung tâm nghiên cứu và triển khai (R&D) ở Trung Quốc như một điều kiện để dược cho phép. Tháng 3 năm 2001, Quốc vụ viện đã quyết định sửa đổi Luật Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và Những quy định chi tiết của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Hội đồng Nhà nước trình lên. Trong luật này, hầu hết các biện pháp hạn chế đầu tư liên quan đến thương mại đã được xóa bỏ. Trong Quy định hướng dẫn đầu tư nước ngoài và Danh mục đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp mới được ban hành và sửa đổi, danh mục lĩnh vực khuyến khích bị thu hẹp. Những quy định trên mở rộng ra các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh, ngoại thương, du lịch, giao thông vận tải, kế toán, kiểm toán, luật và các lĩnh vực dịch vụ khác, đồng thời, hạn chế tỷ lệ góp vốn của người nước ngoài trong một số lĩnh vực cũng được nới lỏng hơn.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)