Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 85)

Đó là chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, vấn đề việc làm và thất nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hoá… Sau khi gia nhập Trung Quốc phải đối phó với các vấn đề tương tự. Không ít học giả nước ngoài

đã cho rằng, Trung Quốc khó có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên sau khi gia nhập, do vậy xung đột xã hội sẽ không tránh khỏi.

Sau khi gia nhập, thực tế cho thấy vấn đề không hẳn như vậy. Nhờ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, nên Trung Quốc đã có đủ tiềm lực tài chính để giảm bớt áp lực của các vấn đề nêu trên. Năm 2004, thu nhập bình quân của dân cư nông thôn thực tế đã tăng 6,8%, thu nhập của cư dân thành thị tăng 7,7%.

Từ năm 2001 đến năm 2005 Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm tỷ NDT cho phát triển miền Tây với hàng vạn km đường cao tốc, các nhà máy thuỷ điện lớn, đường ống dẫn nước từ miền Nam lên miền Bắc. Trung Quốc đã thực hiện khá hiệu quả chính sách phát triển vùng, miền. Đầu tiên là phát triển vùng Duyên Hải tạo đà cho công cuộc hội nhập kinh tế và thu hút nguồn lực vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tiếp đến là chiến lược khai phát miền Tây, và hiện nay là chiến lược miền Trung trỗi dậy. Mặc dù một bộ phận nông dân, chủ yếu là nông dân miền Tây còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn được đánh giá là hiệu quả. Trung Quốc cũng áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm, chủ yếu thông qua đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực như kết cấu hạ tầng, giải quyết chế độ cho những người yếu năng lực, đầu tư để đào tạo lại nghề nghiệp…

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 85)